Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.
Ở nhiều vùng quê nghèo Nam Bộ, mỗi khi có người qua đời, nỗi đau mất người thân chưa nguôi thì gia chủ đã phải tất bật lo đám tang cho "trọn lễ nghĩa".
Điều đáng buồn là nhiều gia đình vốn đã khó khăn, lại thêm khánh kiệt sau tang sự, vì chi phí hậu sự ngày một tăng.
Phong tục "tang gia xin miễn điếu tế" từng là nét văn hóa đẹp, thể hiện lòng tự trọng, tiết kiệm, giản dị của người miền quê.
Thế nhưng theo thời gian, chính phong tục này đang vô tình khiến tình làng nghĩa xóm trở nên xa cách hơn, khi nhiều người đến viếng ngại trao phong bì, mà chuyển sang biếu bánh, trái cây, nhang đèn… những lễ vật không thiết thực, gây tốn kém cho cả đôi bên.
"Chúng tôi không dám nhận điếu tế vì sợ điều tiếng, nhưng thật lòng thì gia đình đang rất khó khăn…", một tang chủ ở miền Tây tâm sự.
Trong khi đó nhiều người muốn giúp cũng ngại vì sợ "trái lệ làng", đành đứng nhìn tang chủ xoay xở trong im lặng.
Không ít đám tang trở thành gánh nặng tài chính thực sự, nhất là với các hộ nghèo hoặc có người bệnh kéo dài trước khi mất.
Một đám tang thường kéo dài 2-3 ngày.
Gia đình phải dựng rạp, đãi cơm khách, mời ban nhạc lễ, thuê người phụ giúp lo hậu sự… Nhiều nơi còn quan niệm "đám tang phải ra trò", khiến gia đình dù không có điều kiện vẫn cố gắng lo đủ nghi thức, thậm chí đi vay mượn để khỏi bị mang tiếng với người thân, hàng xóm.
Tang lễ ở quê có khi trở thành gánh nặng âm thầm. "Tổ chức tang lễ không khéo, gia đình dễ lún sâu vào nợ nần, con cháu về sau lãnh đủ", một cán bộ xã chia sẻ.
Để giúp các gia đình nghèo vượt qua tang sự mà không thêm gánh nặng, cần xây dựng mô hình cộng đồng hỗ trợ nhau khi có người qua đời.
Tôi nghĩ mô hình này có thể áp dụng theo một số đề xuất sau đây:
Có thể thành lập nhóm tình nguyện hỗ trợ tang lễ ở từng ấp, xóm, giúp tang gia chuẩn bị hậu sự đơn giản, giảm thuê dịch vụ.
Đồng thời lập quỹ tương trợ tang lễ, mỗi hộ góp vài nghìn đồng mỗi tháng. Khi có tang sự, quỹ sẽ chi hỗ trợ một phần chi phí mai táng.
Đây cũng là cách nhằm kết nối, gìn giữ nghĩa tình hàng xóm sống văn minh hơn.
Nếu chính quyền xã/phường cùng vào cuộc, phối hợp cùng các đoàn thể như mặt trận, hội phụ nữ, hội người cao tuổi… thì tôi nghĩ mô hình này hoàn toàn có thể trở thành phong trào, giúp tái tạo văn hóa tang lễ mang tính cộng đồng, tiết kiệm mà vẫn ấm tình người.
Một đám tang giản dị nhưng đậm nghĩa tình còn quý hơn một đám tang rình rang nhưng khiến cả gia đình chạy vạy tiền bạc, thậm chí suy sụp sau đó.
Tang lễ là lúc người sống tiễn biệt người mất. Khi đó rất cần sự chia sẻ chân thành, chứ không phải hình thức nặng nề hay gánh nặng tài chính.
Hãy để "nghĩa tử là nghĩa tận" trở về đúng với tinh thần của nó: nghĩa tình và nhân văn.
Tuyên truyền thay đổi nhận thức cộng đồng, khẳng định rằng việc "phúng điếu là sẻ chia, không phải mua bán hay làm mất phẩm giá".
Khuyến khích "tùy tâm phúng viếng - không lễ vật hình thức", hạn chế tình trạng biếu bánh trái, nhang đèn gây lãng phí.
Chuyện này có khó lắm không?
Đọc bài gốc tại đây.
Ngày 14-6, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Saigontourist Group - Việt Nam sẽ khai mạc tại công viên Tsurumi Ryokuchi, thành phố Osaka, Nhật Bản.
Tổ cảnh sát giao thông đã triển khai phương án hỗ trợ, sử dụng ô tô đặc chủng mở còi, bật đèn ưu tiên dẫn đường để đưa nạn nhân đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.
Tuyến đường được đầu tư hơn 85 tỷ đồng song sử dụng vài năm đã bong tróc, hư hỏng nhiều vị trí. Người dân địa phương cho rằng việc xe tải chở vật liệu xây dựng, xe chở keo tải trọng lớn là nguyên nhân khiến đường xuống cấp.
Xe đầu kéo lưu thông trên đường ở Bình Dương, liên tục vượt đèn đỏ gây nguy hiểm tính mạng người đi đường khiến người dân bức xúc và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Điện Biên – Tỉnh thống nhất sẽ giảm từ 129 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã xuống còn 45 (42 xã và 3 phường).
Nhà thiết kế Cao Minh Tiến kể câu chuyện tình của các liền anh liền chị trong văn hóa quan họ qua bộ sưu tập 'Thoải mộng'.
Sáng 5/6 tuyến xe buýt điện chạy lộ trình Kim Mã - Đông Anh đã được đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, các sở ngành, đơn vị vận hành cắt băng đưa vào hoạt động. Đây là tuyến xe buýt điện thứ 16 tại Hà Nội được đưa vào hoạt động.
Đây là diễn biến mới liên quan vụ hàng trăm tấn xi măng ở xã miền núi huyện Hương Khê tập kết ngoài trời dẫn đến một số lượng lớn bị hư.
Hà Nội - 2 giáo viên Trường THCS Văn Yên, quận Hà Đông dạy thêm học sinh chính khóa đã báo cáo giải trình với Ban Giám hiệu nhà trường.