Dự kiến áp thuế với nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml

06:10 25/07/2024

Nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến sẽ thuộc đối tượng áp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo cung cấp bằng chứng về tác hại của thuốc lá, đồ uống có đường và các giải pháp giảm tác hại, do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 24/7.

Việt Nam hiện chưa đánh thuế đồ uống có đường. Trong dự thảo mới nhất về Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính giữ quan điểm đồ uống có đường nằm trong diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đề xuất áp thuế nước giải khát có đường ở mức 10%.

Bà Trương Tuyết Mai, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), nói áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát, là một trong những biện pháp "được lợi rất nhiều mặt", đặc biệt là lợi ích với sức khỏe người dân.

"Điều này giúp tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết rằng tại sao đồ uống có đường lại bị áp thuế, bởi vì nó không có lợi. Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giúp người dân thay đổi hành vi, hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường và sử dụng các thực phẩm tự nhiên", bà Mai nói.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồ uống có đường là tất cả đồ uống có chứa đường tự do, bao gồm nước ngọt có gas hoặc không có gas; nước ép và đồ uống từ trái cây/rau củ; chất cô đặc dạng lỏng và bột; nước có pha chế hương liệu; nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

Còn theo tiêu chuẩn Việt Nam, nước giải khát là sản phẩm pha sẵn để uống với mục đích giải khát, được chế biến từ nước, có thể chứa đường, phụ gia thực phẩm, hương liệu, có thể bổ sung các thành phần nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, vitamin và khoáng chất, có gas hoặc không có gas. Chúng bao gồm đồ uống hương liệu (kể cả nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước uống điện giải); nước giải khát có chứa cà phê, chè; đồ uống thảo mộc; nước giải khát có chứa nước trái cây và các loại đồ uống từ ngũ cốc.

Bà Mai cho biết, hơn 10 năm trở lại đây, các thông tin đại chúng và các nghiên cứu khoa học đã nêu rất nhiều tác hại liên quan đồ uống có đường. Tuy nhiên việc sử dụng những sản phẩm này đang tăng nhanh ở Việt Nam.

Tiêu thụ nước giải khát có đường bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 là 35,31 lít/người. Đến năm 2016 tăng lên 46,59 lít và năm 2020 tăng lên tới 52,09 lít. Năm 2013, tỷ lệ học sinh Việt Nam từ 13-17 tuổi uống nước ngọt thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày là 31,1%. Con số tăng lên 33,9% vào năm 2019, trong đó nam cao hơn nữ. Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày.

Tiêu thụ đường là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ béo phì trên toàn cầu và các bệnh không lây nhiễm liên quan chế độ ăn uống. Trong đó, tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân và béo phì đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020 và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tại TP HCM, tỷ lệ này đã vượt 50%, còn tại Hà Nội vượt 41%.

Ngoài ra, sử dụng thường xuyên đồ uống có đường làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, gout...; nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của xương. Tần suất sử dụng đồ uống có đường còn tỷ lệ thuận với nguy cơ tử vong, nếu uống 2 lần/ngày thì nguy cơ tử vong có thể tăng lên đến 21%.

Bà Mai nêu ví dụ hiện nay trên thị trường trong một chai 330ml nước ngọt có ga thông thường sẽ chứa 8,7 thìa café đường, tương đương trên 35g đường. Trong khi theo khuyến nghị của WHO, một ngày chúng ta không nên sử dụng vượt quá 25g đường tính trên tổng khẩu phần.

"Nếu như chúng ta uống một chai nước ngọt có gas này thì đã sử dụng gần vượt gấp đôi so với khuyến cáo rồi", bà Mai nói.

Tiến sĩ Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ giảm được nguy cơ bệnh tật và giúp tăng ngân sách nhà nước. Đến tháng 8/2023, đã có 117 quốc gia, vùng lãnh thổ ban hành chính sách thuế trên toàn quốc nhằm tăng giá đồ uống có đường vì mục tiêu sức khỏe, trong đó 104 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo bà, khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ làm tăng giá tất cả sản phẩm bị đánh thuế theo cách giống nhau, tránh được gian lận thương mại về giá, ổn định thuế thu vào (không biến động theo giá sản phẩm). Việc tính thuế dựa trên hàm lượng đường sẽ tạo mức chênh lệnh lớn hơn về giá giữa đồ uống có hàm lượng đường khác nhau, khi đó người tiêu dùng chuyển sang sản phẩm có hàm lượng đường ít hơn, tạo động lực cho doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, ưu tiên sản xuất đồ uống ít đường hơn.

Bà Hạnh cũng nêu ý kiến nên hạn chế quảng cáo đồ uống có đường, nhất là các chương trình dành cho trẻ em; hạn chế các khu vực bán đồ uống có đường như các máy bán nước tự động hay các khu vực trường học.

Theo các chuyên gia, trẻ em là nhóm cần được bảo vệ trước những chiến dịch quảng cáo mang tính chất thương mại, hoặc trước các thông tin sau lệch, từ đó hạn chế các nguy cơ sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm
Đoàn công tác T.Ư Đoàn trao quà cho các thương bệnh binh Hà Nam

Đoàn công tác T.Ư Đoàn trao quà cho các thương bệnh binh Hà Nam

10:30 26/07/2023

Chiều ngày 25/7, đoàn công tác T.Ư Đoàn do Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng ở Hà Nam, nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).

Bác Hồ và cuộc gặp lịch sử với trí thức khoa học - công nghệ

Bác Hồ và cuộc gặp lịch sử với trí thức khoa học - công nghệ

11:00 18/05/2023

'Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi…', Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 18/5/1963. Kiến ThứcChủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Hội Phổ biến khoa học,...

Quỹ Hy vọng xây 6 cầu ở Sóc Trăng

Quỹ Hy vọng xây 6 cầu ở Sóc Trăng

07:40 24/07/2024

Quỹ Hy Vọng hỗ trợ gần 800 triệu đồng khởi công 6 cây cầu mới tại Sóc Trăng, giúp bà con thuận lợi trong việc buôn bán, vận chuyển.

Một làng ở Hà Tĩnh có 3 di sản tư liệu được ghi danh

Một làng ở Hà Tĩnh có 3 di sản tư liệu được ghi danh

13:30 24/06/2023

Với việc công bố Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là Di sản tư liệu Chương trình ký ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làng Trường Lưu là nơi duy nhất ở Việt Nam có 3 di sản tư liệu được ghi danh.

Ngư dân đem thuyền ‘bơi’ giữa đường phố Huế

Ngư dân đem thuyền ‘bơi’ giữa đường phố Huế

21:00 29/04/2023

Người dân, du khách đã tỏ vẻ vô cùng thích thú khi thấy chiếc thuyền đánh cá được đẩy đi giữa đường, tái hiện lễ hội cầu ngư truyền thống của ngư dân miền miệt biển Thuận An (TP Huế) trong lễ hội đường phố Festival nghề truyền thống Huế 2023.

Sắc màu tuổi trẻ ở Ngày hội của những người tình nguyện

Sắc màu tuổi trẻ ở Ngày hội của những người tình nguyện

20:10 06/08/2023

Khoảng 2.500 chiến sĩ tình nguyện các chiến dịch, chương trình đã cùng hội ngộ tại Ngày hội của những người tình nguyện TP.HCM hôm nay 6-8.

hàBé trai nguy kịch do ngã khi chơi xe điện 3 bánh

hàBé trai nguy kịch do ngã khi chơi xe điện 3 bánh

15:30 27/12/2023

Bệnh nhi 6 tuổi chơi xe điện 3 bánh bị ngã, vô lăng chiếc xe đập vào cổ, gây vỡ khi quản, nguy hiểm tính mạng.

Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu sẽ diễn ra vào tháng 8

Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu sẽ diễn ra vào tháng 8

14:10 12/07/2023

Lễ hội không chỉ quảng bá lịch sử, đặc trưng văn hóa mà còn khai thác giá trị từ tài nguyên sông, biển, góp phần định vị thương hiệu của Thành phố Hồ Chí Minh - một đô thị sông nước giàu bản sắc.

Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận hơn 600 ca tai nạn giao thông dịp Tết, chỉ 2 ca có rượu bia

Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận hơn 600 ca tai nạn giao thông dịp Tết, chỉ 2 ca có rượu bia

14:40 15/02/2024

Ca nhập viện do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, đả thương và ngộ độc trong Tết tại Chợ Rẫy đều giảm so với năm 2023.

Co loi xay ra
Co loi xay ra