Du khách vào Việt Nam mà mặc áo tắm vô tư dạo phố là không thể chấp nhận được.
Xung quanh chuyện các cô gái ăn mặc phản cảm với áo tắm (bikini) vô tư dạo phố, được cho là ở Hà Nội, đang tạo nên nhiều tranh luận trên mạng xã hội, theo bạn đọc Nguyễn Đức Huy, đây là điều không thể chấp nhận được.
Nhằm góp thêm một góc nhìn, dưới đây là chia sẻ của bạn đọc này.
Mấy bữa nay, hình ảnh các cô gái Tây (chưa biết quốc tịch nước nào) mặc áo tắm vô tư dạo phố, được cho là ở trung tâm phố cổ Hà Nội xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người bàn tán.
Thú thật, là người làm ở lĩnh vực du lịch nhiều năm, đi nhiều nước, dẫn khách tham quan nhiều nơi, nhìn cảnh này tôi không khỏi bức xúc.
Cứ tưởng họ đang dạo chơi ở mấy bãi biển. Thậm chí, ở một số bãi biển đồ kiểu đó cũng khó coi, huống chi đây là phố cổ.
Bao biện cho hành động khó coi này, có người bảo: Do trời nóng quá.
Xin thưa: Trời nóng đâu chừa ai, sao chỉ có mấy phụ nữ này "chơi trội"!
Không chỉ người Việt dị ứng với kiểu này, trên thế giới không có nước nào để khách mặc đồ tắm hai mảnh ra phố. Nếu luật không cấm thì cũng phải tôn trọng văn hóa bản địa tối thiểu.
Dù Việt Nam rất hiếu khách nhưng chúng ta cũng không cần những vị khách như vậy.
Nếu họ vào nhà ta ăn mặc tùy tiện, vô tình thì nhắc nhở, cố tình thì không cho thuê nữa. Là chủ nhà, mình có nghĩa vụ nhắc nhở và được quyền từ chối những khách hàng như vậy.
Để xảy ra vụ việc, trách nhiệm không chỉ của cấp quản lý mà của các đơn vị dịch vụ, từ vận chuyển đến ăn uống tham quan.
Nói đến câu chuyện du khách ăn mặc tùy tiện, tôi nhớ người thầy tôi có kể câu chuyện.
Ông kể có lần, một giáo sư người Mỹ vì nghe tiếng, muốn gặp thầy tại nhà riêng bàn chuyện hợp tác. Thầy đồng ý. Khi khách đến, thầy vội ra mở cửa cười chào và sau đó vội sầm mặt.
Thấy vị khách mặc áo thun quần soọc, thầy nhỏ nhẹ nhưng cương quyết: "Xin lỗi, tôi rất hân hạnh được đón tiếp giáo sư tới tệ xá riêng, nhưng không thể mời khách vào nhà với trang phục như vậy".
Kể lại chuyện đó, thầy bảo: "Có người bảo thầy cực đoan, khó tính. Nhưng tôi không thể tiếp khi khách đến nhà lần đầu với trang phục như vậy. Mình có lòng tự trọng của mình, của dân tộc mình".
Và cũng theo lời thầy, sau lần đó, vị khách có phần ngạc nhiên, hơi khó chịu nhưng sau đó phải xin lỗi và ra về.
Việc để khách đến tham quan du lịch, nhất là các di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng... theo tôi Việt Nam cần có quy định nghiêm khắc như di tích hang Tám Cô của tỉnh Quảng Bình.
Đó là buộc khách phải mặc áo che nách, quần hoặc váy quá đầu gối. Nếu không, khách phải mượn tạm trang phục của khu di tích thì mới được vào.
Đi nhiều nơi ở Việt Nam, tôi thấy rất ít nơi quy định như vậy. Khi chúng ta chưa tôn trọng mình thì làm sao khách tôn trọng mình được?
Đâu chỉ du khách, không ít người Việt, hiện vẫn vô tư mặc đồ ngủ, đồ bộ, quần soọc ngắn, áo thun 3 lỗ đi chợ, đi máy bay, tham quan du lịch, viếng chùa...
Đừng nghĩ ở nước ngoài là tự do ăn mặc. Họ cũng có những quy định rất cụ thể về trang phục khi thăm viếng đình chùa hoặc dạo chơi nơi công cộng.
Cụ thể, ở Myanmar, vừa vào cổng chùa, tất cả mọi người không chỉ phải bỏ giày dép mà còn phải cởi các loại vớ, kể cả vớ da.
Quy định này không có biệt lệ, từ du khách đến lực lượng bảo vệ, cảnh sát, quân đội và các nguyên thủ nước ngoài đến tham quan hoặc viếng chùa đều phải như vậy.
Hơn thế nữa, các sòng bài ở cao nguyên Genting (Malaysia) còn cấm khách mặc áo thun, quần soọc, đi dép lê vào tham quan, chơi bài.
Còn nhớ, vào năm 1987 khi tu nghiệp ở nước ngoài, xuống nhà ăn sáng trong khu nội trú, có bạn bị đuổi vì trang phục pijama chỉ dùng trong phòng ngủ...
Tóm lại, để không tái diễn những hình ảnh không hay này, các địa phương, các điểm đến du lịch, các nơi tham quan... nên học tập các cách làm trên.
Chúng ta được quyền có những quy định riêng, miễn là đúng luật, đặc biệt là việc tôn trọng phong tục, tập quán và văn hóa dân tộc.
Liên quan đến các bến bãi hoạt động vi phạm quy định trên tất cả các tuyến sông tại Phú Thọ, ngành giao thông tỉnh Phú Thọ đã có những thông tin trả lời tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XIX.
Trong tháng 4.2023, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam sẽ tổ chức Chương trình đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển và ký kết chương trình phúc lợi...
TP - Suốt thời gian làm báo tại xứ Lạng, tôi đã từng gặp, trao đổi với nhiều thế hệ Biên phòng công tác tại mảnh đất địa đầu đất nước. Họ để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp, trong đó có hai viên Đại tá. Bây giờ, một người đã chuyển công tác, lên cấp tướng, làm Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, còn vị khác thì nghỉ hưu, sống an nhiên ở địa phương.
Cựu trưởng thôn Đan Phượng (Yên Dũng, Bắc Giang) bị bắt vì bán đất trái thẩm quyền.
Ngày 8.8, UBND phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm kết hợp Xí nghiệp thoát nước số 6 tiến hành xử lý, dọn dẹp tình trạng ô nhiễm tại ao...
Chiều 1/8, tại Thái Nguyên diễn ra Hội nghị bàn giao công tác Bí thư Tỉnh ủy giữa bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên) và ông Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 12.1.2024, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vân Hồ đã ra quyết định khởi tố 4 đối tượng về tội đánh bạc dưới hình thức đánh bi-a ăn tiền.
Nguyễn Hải Đăng cùng 7 người 18-31 tuổi dùng súng bắn đạn chì, ná cao su, đá và vỏ ốc... tấn công 5 phương tiện đang đánh bắt trên biển.
Phú Thọ - Đoạn đường bêtông tại xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê trước đó bị hư hỏng nặng nề do ảnh hưởng của việc thi công tuyến kè chống...