Theo Bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng - Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, đợt dịch tay chân miệng năm nay với tác nhân gây bệnh chính là chủng virus EV71 - chủng virus gây bệnh độc nhất. Dự báo từ đây đến Tết, lượng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng - Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho biết, đối với những năm trước, dịch tay chân miệng chỉ bùng phát trong khoảng 2 tháng rồi ngưng, ví dụ từ tháng 3 - 5, hoặc từ tháng 9 - 12. Tuy nhiên, đợt dịch này lại bùng phát liên tục và kéo từ tháng 5 cho tới nay vẫn chưa dứt.
Cùng với đó, lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng tăng cao, gấp 3 lần so với lúc mới bùng dịch. Từ khoảng tháng 10 đến nay, lúc nào tại Khoa Nhiễm của bệnh viện cũng có từ trên 200 bệnh nhi đang điều trị nội trú, thậm chí có ngày lên đến trên 300 bệnh nhi.
“Đáng nói, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng sẽ giảm xuống. Dự là từ đây đến Tết, lượng bệnh vẫn sẽ dao động ở mức này chứ không thể thuyên giảm”, bác sĩ Dũng thông tin.
Theo bác sĩ Dũng, đợt dịch năm nay với tác nhân gây bệnh chính là chủng virus EV71, đây là chủng virus gây bệnh độc nhất. Những dấu hiệu về dịch tay chân miệng rất mơ hồ, diễn biến nhanh và tỉ lệ bệnh nặng cao.
“Có một số trường hợp điều trị tại Khoa Nhiễm, trẻ chỉ sốt nhẹ, nổi một vài bóng nước trong họng hoặc trong lòng bàn tay. Thậm chí có những ca không nổi bóng nước, nhưng chỉ trong thời gian khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ là chuyển biến nặng, từ mức độ 1 có thể lên nhanh tới mức độ 3, 4. Vậy nên không thể lường trước được”, bác sĩ Dũng nói.
Bên cạnh đó, thông thường bệnh tay chân miệng diễn biến trong vòng 7 ngày kể từ khi khởi phát bệnh. Tuy nhiên, với chủng virus EV71, trẻ mắc bệnh phải qua 10 ngày mới được xem là an toàn. Một số trường hợp, trẻ mắc bệnh khoảng 7 - 8 ngày nhưng vẫn có thể chuyển sang độ nặng.
Do đó, bác sĩ Dũng cũng đưa ra lời khuyên đến các phụ huynh, nếu nghi ngờ con mình bị tay chân miệng, phát hiện có nổi bóng nước trong lòng bàn tay, bàn chân thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và định mức độ.
“Bởi đợt dịch này chuyển biến rất bất thường và âm thầm, vậy nên phải là những người có chuyên môn như các y bác sĩ mới có thể nhận biết được. Còn với người bình thường không am hiểu về chuyên môn thì sẽ khó theo dõi, đến khi phát hiện độ nặng mới đưa bé đến cơ sở y tế thì đã trễ rồi. Vì vậy, tốt nhất là nên đưa bé vào bệnh viện nằm để bác sĩ theo sát chặt chẽ”, bác sĩ Dũng khuyên.
Cục An toàn thực phẩm thu hồi hiệu lực hàng loạt giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ nhiều doanh nghiệp trên...
Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.
Tiệm cà phê 400 tuổi tại Amsterdam sẽ đóng cửa trong tháng này do áp lực từ quá tải du lịch, giá thuê và không cạnh tranh nổi với các quán nổi trên TikTok.
Ghi nhận tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Thanh Nhàn, trong khoảng 1 tuần nay số ca bệnh nhập viện do COVID-19 có xu hướng tăng nhẹ.
Hà Nam - Chiều 17.5, phật tử và người dân xếp hàng dài đội nắng, sẵn sàng chờ đợi nhiều giờ để được chiêm bái xá lợi Đức Phật.
Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên FPT Long Châu tỏa đi các ngả đường TP HCM phát nước miễn phí cho người dân, đẩy lùi cơn khát giữa trưa nắng.
Bố tôi vừa nhập viện do ho, khó thở kéo dài, bác sĩ chẩn đoán bị xẹp phổi. Bệnh này có thể hồi phục không và điều trị bằng cách nào? (Trần Hà, Ninh Bình)
Bình Định - Ngày 21.5, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cơ sở y tế tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19...
Công an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây khí cười lớn, cảnh báo nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng từ “trò vui” nguy hiểm đang lan nhanh trong giới...