TPO - Trận mưa lũ lịch sử năm 2020 đã làm các xã vùng cao huyện Phước Sơn (Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Đến nay, sau gần 4 năm, các tuyến đường lên vùng sạt lở vẫn ngổn ngang, dù các dự án khắc phục trăm tỷ đã triển khai nhưng các nhà thầu thi công vẫn ì ạch.
Vùng cao Quảng Nam vẫn ngổn ngang sau 4 năm xảy ra sạt lở kinh hoàng. (Video: Nguyễn Thành) |
Tiền Phong Sau sạt lở, dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, tái thiết các tuyến đường huyện (đường ĐH) ở vùng sạt lở Phước Sơn đi qua 4 xã Phước Đức, Phước Chánh, Phước Kim, Phước Thành của huyện Phước Sơn đã triển khai 3 năm nay. Trong đó, đoạn Phước Kim - Phước Thành dài 10km, với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng; đoạn từ xã Phước Thành - Phước Lộc, có chiều dài 10,21km, với tổng mức đầu tư 152 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, đến nay các tuyến đường này vẫn còn ngổn ngang, việc khắc phục sửa chữa chậm trễ dù mùa mưa bão đang đến gần. Nhiều đoạn đường hầu như chưa được khắc phục, sửa chữa. 1 |
Sau sạt lở, dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, tái thiết các tuyến đường huyện (đường ĐH) ở vùng sạt lở Phước Sơn đi qua 4 xã Phước Đức, Phước Chánh, Phước Kim, Phước Thành của huyện Phước Sơn đã triển khai 3 năm nay. Trong đó, đoạn Phước Kim - Phước Thành dài 10km, với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng; đoạn từ xã Phước Thành - Phước Lộc, có chiều dài 10,21km, với tổng mức đầu tư 152 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, đến nay các tuyến đường này vẫn còn ngổn ngang, việc khắc phục sửa chữa chậm trễ dù mùa mưa bão đang đến gần. Nhiều đoạn đường hầu như chưa được khắc phục, sửa chữa. |
Tiền Phong Tiến độ khắc phục 2 tuyến đường lên các xã vùng cao vùng sạt lở đến nay vẫn ì ạch. Nhiều khu vực đơn vị thi công mới triển khai xây dựng, sửa chữa hệ thống cầu cống, các hạng mục còn lại bị hỏng chưa được khắc phục. Trong đó, đoạn từ Phước Công lên Phước Lộc nhiều đoạn vẫn còn y nguyên dấu vết sạt lở từ 4 năm trước. 1 |
Tiến độ khắc phục 2 tuyến đường lên các xã vùng cao vùng sạt lở đến nay vẫn ì ạch. Nhiều khu vực đơn vị thi công mới triển khai xây dựng, sửa chữa hệ thống cầu cống, các hạng mục còn lại bị hỏng chưa được khắc phục. Trong đó, đoạn từ Phước Công lên Phước Lộc nhiều đoạn vẫn còn y nguyên dấu vết sạt lở từ 4 năm trước. |
Tiền Phong Theo lãnh đạo huyện Phước Sơn, dự án khôi phục, tái thiết các tuyến đường ĐH trên địa bàn huyện đã không được đưa vào dạng dự án cấp thiết cho nên buộc phải tiến hành đầy đủ thủ tục liên quan mới có thể tiến hành thi công. Vì vậy, kể từ cuối năm 2020, khi các tuyến đường đã bị phá nát thì phải đến gần 1 năm sau, dự án mới đảm bảo thủ tục để tiến hành thi công. Tuy nhiên, sau 3 năm thi công, đến nay các tuyến đường vẫn là những vệt dài nham nhở, nhiều đoạn dấu vết sạt lở còn nguyên. 1 |
Theo lãnh đạo huyện Phước Sơn, dự án khôi phục, tái thiết các tuyến đường ĐH trên địa bàn huyện đã không được đưa vào dạng dự án cấp thiết cho nên buộc phải tiến hành đầy đủ thủ tục liên quan mới có thể tiến hành thi công. Vì vậy, kể từ cuối năm 2020, khi các tuyến đường đã bị phá nát thì phải đến gần 1 năm sau, dự án mới đảm bảo thủ tục để tiến hành thi công. Tuy nhiên, sau 3 năm thi công, đến nay các tuyến đường vẫn là những vệt dài nham nhở, nhiều đoạn dấu vết sạt lở còn nguyên. |
Tiền Phong Ông Hồ Văn Đức (một người dân thôn 2 xã Phước Lộc) cho biết: Đường sá hư hỏng, sạt lở gần 4 năm nay nhưng việc sửa chữa rất chậm, nhiều đoạn không hề được khắc phục đã khiến người dân đi lại rất khó khăn, mùa mưa người dân không dám đi lại các tuyến đường vì sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 1 |
Ông Hồ Văn Đức (một người dân thôn 2 xã Phước Lộc) cho biết: Đường sá hư hỏng, sạt lở gần 4 năm nay nhưng việc sửa chữa rất chậm, nhiều đoạn không hề được khắc phục đã khiến người dân đi lại rất khó khăn, mùa mưa người dân không dám đi lại các tuyến đường vì sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào. |
Tiền Phong Một tảng đá lớn rơi xuống đường sau sạt lở kinh hoàng năm 2020 vẫn còn y nguyên bên tuyến đường đi qua xã Phước Lộc của huyện Phước Sơn. 1 |
Một tảng đá lớn rơi xuống đường sau sạt lở kinh hoàng năm 2020 vẫn còn y nguyên bên tuyến đường đi qua xã Phước Lộc của huyện Phước Sơn. |
Tiền Phong Nhiều vị trí sạt lở ở xã Phước Lộc, Phước Thành vẫn còn ngổn ngang chưa khắc phục xong. Theo tiến độ, các dự án khắc phục sẽ phải hoàn thành trong năm 2024. Tuy nhiên, với tốc độ và tình hình thi công như hiện nay, các tuyến đường khó hoàn thành theo kế hoạch. 1 |
Nhiều vị trí sạt lở ở xã Phước Lộc, Phước Thành vẫn còn ngổn ngang chưa khắc phục xong. Theo tiến độ, các dự án khắc phục sẽ phải hoàn thành trong năm 2024. Tuy nhiên, với tốc độ và tình hình thi công như hiện nay, các tuyến đường khó hoàn thành theo kế hoạch. |
Tiền Phong Ông Hồ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Lộc cho biết: Sau sạt lở năm 2020, đến nay người dân trong xã bị ảnh hưởng đã ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, giao thông đi lại rất khó khăn do việc khắc phục chậm trễ. Chính quyền xã đã nhiều lần ý kiến lên huyện để thúc đẩy các nhà thầu thi công khẩn trương, tuy nhiên đến nay tất cả vẫn rất chậm, nhiều đoạn sạt lở hầu như không có thấy thi công. "Mỗi mùa mưa bão, chính quyền xã phải họp dân để tuyên truyền vận động bà con không đi lại trên các tuyến đường vì dễ xảy ra sạt lở, lũ ống. Chỉ cần mưa kéo dài, sạt lở xảy ra là các xã vùng cao bị cô lập", ông Long cho biết. 1 |
Ông Hồ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Lộc cho biết: Sau sạt lở năm 2020, đến nay người dân trong xã bị ảnh hưởng đã ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, giao thông đi lại rất khó khăn do việc khắc phục chậm trễ. Chính quyền xã đã nhiều lần ý kiến lên huyện để thúc đẩy các nhà thầu thi công khẩn trương, tuy nhiên đến nay tất cả vẫn rất chậm, nhiều đoạn sạt lở hầu như không có thấy thi công. "Mỗi mùa mưa bão, chính quyền xã phải họp dân để tuyên truyền vận động bà con không đi lại trên các tuyến đường vì dễ xảy ra sạt lở, lũ ống. Chỉ cần mưa kéo dài, sạt lở xảy ra là các xã vùng cao bị cô lập", ông Long cho biết. |
Tiền Phong Ông Lê Quang Trung - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho rằng, nguyên nhân việc thi công các tuyến đường bị chậm có thể là do thời tiết không thuận lợi. Bên cạnh đó, giá vật liệu trên địa bàn tăng cao so với giá đã phê duyệt dẫn đến việc thi công của các nhà thầu cầm chừng. 1 |
Ông Lê Quang Trung - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho rằng, nguyên nhân việc thi công các tuyến đường bị chậm có thể là do thời tiết không thuận lợi. Bên cạnh đó, giá vật liệu trên địa bàn tăng cao so với giá đã phê duyệt dẫn đến việc thi công của các nhà thầu cầm chừng. |
Tiền Phong Việc các nhà thầu thi công cầm chừng đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng cao vốn chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. 1 |
Việc các nhà thầu thi công cầm chừng đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng cao vốn chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. |
Tiền Phong Trước đó, vào tháng 12/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu UBND huyện Phước Sơn nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra chậm trễ trong việc thi công, nghiệm thu, thanh toán công trình khôi phục, tái thiết tuyến ĐH trên địa bàn. 1 |
Trước đó, vào tháng 12/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu UBND huyện Phước Sơn nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra chậm trễ trong việc thi công, nghiệm thu, thanh toán công trình khôi phục, tái thiết tuyến ĐH trên địa bàn. |
Tiền Phong Một người dân hỏng xe dọc đường do đường quá xấu, đất đá lởm chởm. Đi lại trên tuyến đường sạt lở, ngổn ngang đất đá là nỗi ám ảnh của người dân vùng sạt lở ở huyện Phước Sơn. 1 |
Một người dân hỏng xe dọc đường do đường quá xấu, đất đá lởm chởm. Đi lại trên tuyến đường sạt lở, ngổn ngang đất đá là nỗi ám ảnh của người dân vùng sạt lở ở huyện Phước Sơn. |
Tiền Phong Những cung đường sạt lở ngổn ngang xe tải, xe gầm cao mới có thể đi qua được. Vào mùa mưa, các tuyến đường trơn trượt, sình lầy, đất đá chờ chực sụt xuống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, mất an toàn tính mạng, tài sản của người đi đường. 1 |
Những cung đường sạt lở ngổn ngang xe tải, xe gầm cao mới có thể đi qua được. Vào mùa mưa, các tuyến đường trơn trượt, sình lầy, đất đá chờ chực sụt xuống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, mất an toàn tính mạng, tài sản của người đi đường. |
Tiền Phong Liên quan đến các tuyến đường vùng sạt lở, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã đề nghị chính quyền huyện Phước Sơn khẩn trương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng theo cam kết, rà soát toàn bộ thời gian thi công, tiến hành xử phạt vi phạm chậm tiến độ hợp đồng. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, chính quyền không thể mạnh tay với các nhà thầu, đơn vị thi công được mà chỉ có thể "động viên" để các nhà thầu tổ chức thi công trong điều kiện giá vật liệu lên cao. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị trong việc xin phép cấp các mỏ khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, việc cấp phép cũng đang gặp khó khăn về thủ tục pháp lý. 1 |
Liên quan đến các tuyến đường vùng sạt lở, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã đề nghị chính quyền huyện Phước Sơn khẩn trương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng theo cam kết, rà soát toàn bộ thời gian thi công, tiến hành xử phạt vi phạm chậm tiến độ hợp đồng. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, chính quyền không thể mạnh tay với các nhà thầu, đơn vị thi công được mà chỉ có thể "động viên" để các nhà thầu tổ chức thi công trong điều kiện giá vật liệu lên cao. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị trong việc xin phép cấp các mỏ khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, việc cấp phép cũng đang gặp khó khăn về thủ tục pháp lý. |
Tiền Phong Một đoạn đường qua xã Phước Lộc khắc phục dang dở rồi dừng giữa chừng nhiều tháng nay. Việc đánh giá năng lực, lựa chọn các nhà thầu thi công các dự án khôi phục tái thiết đường ở vùng sạt lở của huyện Phước Sơn được người dân và cán bộ các xã vùng cao đặt ra nhiều câu hỏi, nghi ngại liên quan việc bỏ bê hoặc thi công cầm chừng dẫn đến chậm trễ các dự án trăm tỷ đồng. 1 |
Một đoạn đường qua xã Phước Lộc khắc phục dang dở rồi dừng giữa chừng nhiều tháng nay. Việc đánh giá năng lực, lựa chọn các nhà thầu thi công các dự án khôi phục tái thiết đường ở vùng sạt lở của huyện Phước Sơn được người dân và cán bộ các xã vùng cao đặt ra nhiều câu hỏi, nghi ngại liên quan việc bỏ bê hoặc thi công cầm chừng dẫn đến chậm trễ các dự án trăm tỷ đồng. |
Ngày 15/1, bà Lê Thị Hương, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Hưng Đô (có địa chỉ tại huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) cho biết, đã tạm dừng việc giảng dạy tại trường đối với giáo viên vi phạm nồng độ cồn khi chở ba học viên.
Hôm nay (20/12), Công an TP Móng Cái, Quảng Ninh cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Công Hiếu (35 tuổi, trú phường Hải Hòa, TP Móng Cái) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Tại cơ quan công an, Hiếu khai nhận, khoảng 18h ngày 8/12 đã điều khiển ô tô bán tải BKS: 14C-281.31 đi trên đại lộ Hòa Bình, TP Móng Cái đến khu 2, phường Hòa Lạc. Do đang nghe điện thoại, thiếu quan sát và không làm chủ được tốc độ...
Trần Xương Vũ quyết không tha thứ cho người bố bạo hành, yêu cầu tòa tuyên án tử hình 'hung thủ giết mẹ' dẫu mang tiếng bất hiếu.
Ngày 30.11, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự đối với Moong Thị Nghệ, SN 1990 và Lương Thị Toàn, SN 1983, trú tại...
Quyết định rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của Tổng thống Joe Biden đã nhận được làn sóng ủng hộ từ các nghệ sĩ Hollywood.
Đang lưu thông trên cầu vượt đường sắt Bắc Hồng - đường gom Võ Nguyên Giáp (huyện Đông Anh, Hà Nội), ô tô tải bất ngờ va chạm với xe máy chở ổi do một phụ nữ điều khiển và khiến người này tử vong tại chỗ.
Đà Lạt cam kết với UNESCO sẽ đưa cồng chiêng của Việt Nam vào đại hội âm nhạc quốc tế và làm nổi bật di sản văn hóa này.
Thượng úy của lữ đoàn tên lửa - chàng trai 18 tuổi năm đó, khi giàn khoan HD-981 kéo trái phép vào vùng biển Việt Nam, đã sôi sục tự hỏi có thể làm gì cho đất nước? Ước mơ trở thành lính hải quân ngày ấy nay đã được toại nguyện.
Người đàn ông 58 tuổi đang chăm sóc đàn bò thì bất ngờ bị một con giẫm mạnh vào cẳng chân phải gây tổn thương nghiêm trọng.