Cho rằng các điểm thu mua gỗ keo hoạt động “bất hợp pháp”, Quảng Ngãi yêu cầu các địa phương “xử lý dứt điểm” nên hơn 20 trạm phải đóng cửa, khiến hàng nghìn hộ trồng keo bí đường vận chuyển.
Vì sao lại “khai tử”?
Tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 198.000 ha rừng keo nguyên liệu, phục vụ cho ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu với khoảng hơn 2 triệu m3 mỗi năm. Đây là loại cây kinh tế chủ lực của người dân địa phương, đặc biệt là các vùng miền núi, với dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều năm qua các trạm thu mua keo ở các huyện miền núi đóng vai trò đầu mối trung gian, thu mua keo của người dân để chở đi tiêu thụ ở các nhà máy trên địa bàn tỉnh, trên tinh thần thuận mua vừa bán giữa người trồng keo và trạm thu mua keo.
Tuy nhiên, cho rằng những trạm thu mua gỗ keo hoạt động “bất hợp pháp”, ngày 8.4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ra “tối hậu thư” yêu cầu cơ quan chức năng “xử lý dứt điểm” các trạm thu mua gỗ keo trước ngày 14.4, báo cáo về tỉnh và Sở Công Thương. Sau ngày 18.4, nếu tái diễn trạm thu mua gỗ keo bất hợp pháp hoạt động trên các huyện thì Chủ tịch UBND tỉnh sẽ tạm đình chỉ công tác Chủ tịch UBND huyện để xử lý trách nhiệm theo quy định. Thực hiện chỉ đạo của ông Đặng Văn Minh, hiện chủ tịch các huyện tức tốc yêu cầu hơn 20 trạm thu mua gỗ keo trên địa bàn tỉnh dừng hoạt động, khiến các chủ cơ sở này như ngồi trên đống lửa.
Có mặt tại huyện Ba Tơ, một trong những địa phương có nhiều trạm thu mua gỗ keo, phóng viên được biết, tất cả những chủ cơ sở thu mua gỗ keo đều bức xúc trước yêu cầu dừng hoạt động của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ông Đinh Văn Phượng ở xã Ba Vì, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) bày tỏ: “Những hộ kinh doanh thu mua gỗ keo như chúng tôi rất bức xúc trước yêu cầu phải chấm dứt hoạt động. Tôi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đa ngành nghề, sau đó mới vay mượn tiền đầu tư khoảng 500 triệu đồng để lập trạm cân thu mua gỗ keo. Bây giờ đùng một phát, chính quyền yêu cầu thu hồi giấy phép kinh doanh để gạch bỏ danh mục cho phép thu mua gỗ keo. Phải dừng hoạt động thì máy móc, thiết bị… tôi đầu tư hàng trăm triệu đồng có nguy cơ thành đống phế liệu”.
Ngoài ra, ông Phượng cũng cho rằng, không có chuyện cạnh tranh không lành mạnh như trong công văn của tỉnh yêu cầu xử lý dứt điểm hoạt động thu mua gỗ keo bất hợp pháp, bởi người dân được quyền tự do mua bán, chỗ nào thu mua keo được giá thị họ bán… “Mấy hôm nay cơ quan chức năng đòi thu hồi giấy phép kinh doanh, nhưng tôi không chịu. Chúng tôi mong Nhà nước tạo điều kiện để những hộ kinh doanh thu mua gỗ keo hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho đủ điều kiện, còn nếu đình chỉ hoạt động thì quá thiệt thòi cho chúng tôi”- ông Phượng nói.
Nhiều chủ trạm cân cho phóng viên xem giấy đăng kiểm cân, giấy phép hộ kinh doanh, thậm chí một số người có đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề trong hồ sơ là thu mua nông lâm sản. Tuy nhiên, nhà chức trách cho rằng, các cơ sở này chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa đấu nối giao thông với quốc lộ, sử dụng điện sinh hoạt cho kinh doanh, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Trong khi đó, các chủ trạm thu mua keo cho rằng, những thủ tục này nếu được tạo điều kiện thì họ hoàn toàn đáp ứng được, tuy nhiên địa phương không cho chuyển mục đích sử dụng đất, dẫn đến tắc nghẽn các thủ tục khác.Bỗng dưng... lộn xộn
Việc cấm cửa hàng loạt các trạm thu mua keo ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cũng khiến hàng nghìn người trồng keo điêu đứng, vì trạm thu mua keo là đối tác lâu đời của người trồng keo trong khâu thu gom và vận chuyển. Cụ thể, các nhà máy thu mua keo trong tỉnh không trực tiếp cho xe lên đến nơi thu mua, nên người dân và các đại lý, trạm cân phải chuyển đến nhà máy bán với khoảng cách có nơi lên đến 40-60km. Nếu mỗi hộ thu hoạch 3-4 tấn keo thì không thể tự thuê xe có trọng tải lớn (khoảng 20 tấn), đáp ứng các điều kiện an toàn giao thông, vì chi phí rất lớn. Nên các chủ hộ thường gom cây vừa thu hoạch xong đến trạm cân cho đủ khối lượng cho xe tải chở xuống các nhà máy.
Cách làm này vừa giúp xác định được mỗi chủ hộ khai thác khối lượng keo bao nhiêu, vừa giúp các chủ đại lý thu mua nhỏ lẻ xác định được công cho người làm. Còn nếu các hộ đều phải tới nhà máy để cân thì vừa tốn kém, phức tạp trong khâu vận tải, vừa lộn xộn. “Mấy nay cấm trạm cân nên bà con không bán được keo, những người lao động làm nghề thu hoạch, lột vỏ keo cũng mất việc. Quán cơm, quán nước cũng ế vì bán cho ai” - Zram Trãi - một chủ rẫy keo đồng thời cũng là người thu hoạch keo thuê theo mùa - nói.
Tuy nhiên, nói về việc các trạm thu mua keo bị dừng hoạt động, ông Phạm Giang Nam - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Ba Tơ - cho biết, nhiều năm nay huyện đã yêu cầu các trạm thu cân thu mua keo trên địa bàn huyện cần hoàn thiện các thủ tục điều kiện để kinh doanh nhưng họ mới “chỉ đáp ứng điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ”, nên huyện phải đóng cửa theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh.
Tương tự, tại huyện Sơn Hà, nhiều trạm cân cũng bị yêu cầu dừng hoạt động. Các chủ trạm cân, đồng thời là đại lý thu mua nhỏ lẻ, cho biết, trước đây họ thường gom keo của người dân bán cho các nhà máy ở Khu Kinh tế Dung Quất để có giá cao hơn các nhà máy ở địa phương (sau khi đã trừ chi phí vận chuyển quãng đường 65 km). Việc các trạm dừng hoạt động khiến người dân có ít sự lựa chọn về giá khi bán keo. Các điểm thu mua tại huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Tịnh… cũng đang chịu ảnh hưởng từ quyết định trên.
Trước đó, năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng từng chỉ đạo xử lý các vi phạm của các điểm thu mua gỗ keo. Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, phần lớn các điểm thu mua chưa đảm bảo các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh, sử dụng đất không đúng mục đích, chưa đăng ký kết nối giao thông.
Tối 5/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 4 năm 2022-2023. Sự kiện do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Đây là một trong những sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2023). Dự lễ trao giải có Bí thư...
Với cách tiếp cận tập trung vào chất lượng cao và hướng tới tương lai, Trung Quốc và Singapore mong muốn củng cố hợp tác toàn diện và sáng tạo trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, kinh tế số...
Với dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, các cơ quan, ban ngành, địa phương nêu nhiều góp ý, đề nghị, trong đó có quản lý học sinh sinh viên làm thêm giờ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ sự ủng hộ đối với Iran trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
Theo lộ trình hoàn thành quá trình chuyển tiếp của Nam Sudan được gia hạn vào tháng 8/2022, trong đó bao gồm bầu cử và thành lập chính phủ mới, các bên đã đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 12/2024.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa có thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới, năm học 2023 -2024.
Vào mỗi dịp Tết, học sinh chương trình Song ngữ Quốc tế Sedbergh Vietnam - BCIS (thuộc Hệ thống quốc tế Canada, thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) tích cực tham gia các hoạt động lan tỏa các giá trị xã hội, hành động vì cộng đồng.
Quảng Bình - Ngày 20.8, UBND tỉnh cho biết, vừa chỉ đạo gấp rút hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng công trình đường cao...
Thanh Hóa - Để giúp học sinh ở các huyện miền núi chống lại rét đậm, rét hại, những ngày qua, các nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp...