Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ.
Câu chuyện ấy trở thành một ví dụ sinh động cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Hàn: mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng lịch sử lâu đời, được vun đắp bằng những nỗ lực không ngừng của cả hai dân tộc, và vẫn đang tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng toàn diện, bền vững hơn.
Tại hội thảo quốc tế "Quan hệ bang giao Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới hợp tác dài hạn trong bối cảnh quốc tế từ góc nhìn lịch sử và văn hóa" do Đại học Văn Lang tổ chức ngày 8-11, ông Lý Xương Căn đã có bài tham luận đầy cảm xúc.
"Tôi có hai quốc tịch: Hàn Quốc và Việt Nam. Dù dòng máu Việt trong tôi chỉ còn lại một chút, nhưng tình yêu tôi dành cho Việt Nam thì luôn mạnh mẽ", ông Lý Xương Căn xúc động phát biểu bằng tiếng Việt tại hội thảo.
Là hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ (974 - 1028) - vị vua đầu tiên của triều Lý, ông Lý Xương Căn kể về vị tổ tiên, Hoàng tử Lý Long Tường - người đã rời Việt Nam sang Hàn Quốc cách đây 800 năm (1226) trong tham luận "Nhìn lại mối nhân duyên lịch sử lâu đời của quan hệ Việt - Hàn qua tâm nguyện của một vị hoàng tử bị lãng quên".
Trò chuyện bên lề hội thảo với Tuổi Trẻ, ông Lý cho biết kể từ lần đầu tiên trở về Việt Nam năm 1994 cho tới nay, ông vẫn luôn nhớ mãi sự chào đón nồng hậu của bà con và các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc ấy, những tình cảm ấm áp đã khiến ông thấy mình thực sự là một đứa con xa quê được trở về với tổ tiên, nguồn cội.
Hiện nay, với vai trò là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, dù sắp bước sang tuổi 70 nhưng ông vẫn bày tỏ nhiệt huyết tiếp tục cống hiến cho sự phát triển kinh tế và văn hóa du lịch của Việt Nam.
"Có lẽ tôi nên gọi đây là một vận mệnh hay sứ mệnh. Tôi tin rằng mình sinh ra với sứ mệnh tìm về cội nguồn, và với vai trò ấy, tôi cảm thấy mình phải là một cầu nối giữa hai quê hương, hai nền văn hóa. Dường như đó là một mối nhân duyên và vận mệnh đã định sẵn cho tôi", ông Lý chia sẻ khi được hỏi vì sao ông đã dành rất nhiều tâm huyết cho việc kết nối giữa hai đất nước.
"Tôi cũng rất mong thế hệ trẻ Việt Nam sau này sẽ ghi nhớ và trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, luôn giữ gìn, phát huy và tự hào về cội nguồn của mình. Đó chính là nền tảng để chúng ta phát triển mạnh mẽ và vươn xa hơn nữa.
Có lẽ đây cũng là tâm tư cá nhân của tôi, là lý do khiến tôi luôn khao khát hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh của mình", ông nói thêm.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã phân tích sâu về hành trình phát triển thần kỳ của Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm quý giá có thể rút ra cho Việt Nam. Từ một quốc gia nghèo khó sau chiến tranh, Hàn Quốc đã vươn lên thành cường quốc công nghệ toàn cầu.
Theo các nhà nghiên cứu Ngô Cao Nghĩa và Ngô Ngọc Bích Tuyền, năm 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Hàn Quốc chính thức gia nhập câu lạc bộ "cường quốc vũ trụ" với khả năng phóng vệ tinh bằng tên lửa tự phát triển.
Trong lĩnh vực công nghệ, Samsung đã vượt qua những gã khổng lồ như Toshiba và Intel để trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới. Các công ty Hyundai và Kia cũng đã khẳng định vị thế trong ngành ô tô toàn cầu. Đây không phải là thành công ngẫu nhiên mà là kết quả của chiến lược phát triển bài bản, tập trung vào công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.
Một bài học đáng chú ý là cách Hàn Quốc xây dựng hệ sinh thái kinh tế số. Theo các chuyên gia, Hàn Quốc đã thành công trong việc tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp truyền thống và kinh tế sáng tạo. Đặc biệt, việc Hàn Quốc kết hợp khéo léo giữa công nghệ và văn hóa là một mô hình đáng học hỏi.
Nhóm nghiên cứu Ngô Cao Nghĩa và Ngô Ngọc Bích Tuyền cho biết Hàn Quốc không chỉ đơn thuần sản xuất nội dung văn hóa mà còn ứng dụng các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo, blockchain và trí tuệ nhân tạo để nâng tầm trải nghiệm.
Ví dụ như mô hình HiKR sử dụng công nghệ "thực tế ảo mở rộng" (XR) để tạo không gian tương tác cho du khách, hay việc SM Entertainment phát triển vũ trụ ảo SMCU cho phép người hâm mộ tương tác với thần tượng theo cách chưa từng có.
Đáng chú ý là sự phát triển của ngành thể thao điện tử (E-sport), nơi Hàn Quốc đang dẫn đầu nhờ hạ tầng công nghệ tiên tiến. E-sport đã trở thành nghề nghiệp tương lai phổ biến thứ năm đối với sinh viên Hàn Quốc, với doanh thu ngành đạt 1,42 tỉ USD trong năm 2022.
Trong lĩnh vực phát triển xanh, kinh nghiệm của Hàn Quốc càng có ý nghĩa với Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Nghiên cứu về Kế hoạch tăng trưởng xanh 5 năm lần thứ hai giai đoạn 2014 - 2018 của Hàn Quốc, TS Đinh Thị Lý Vân và nhà nghiên cứu Phạm Tuyết Nhược đã đề xuất một mô hình ứng dụng cho thực tiễn phát triển kinh tế xanh của Việt Nam trong tham luận của họ.
Theo đó, nhóm nghiên cứu chỉ ra kế hoạch của Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể thông qua 5 hướng chính sách quan trọng. Trước hết, họ đã thành công trong việc giảm khí nhà kính bằng cách thành lập sàn giao dịch phát thải, cho phép các doanh nghiệp mua bán hạn ngạch phát thải.
Tiếp đến, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống năng lượng sạch bằng cách đẩy mạnh sản xuất năng lượng tái tạo và phân bổ nguồn điện hợp lý đến từng địa phương. Song song với đó, họ cũng tập trung phát triển công nghệ xanh và tái cơ cấu nền kinh tế, giúp ngành công nghiệp xanh đạt quy mô hơn 100.000 tỉ won vào năm 2014.
Đặc biệt, Hàn Quốc đã rất thành công trong việc khuyến khích người dân tham gia xây dựng xã hội xanh, với 95% chính quyền địa phương tích cực tham gia chương trình giảm phát thải carbon. Họ cũng đẩy mạnh phát triển giao thông xanh và tăng cường hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
Từ những kinh nghiệm quý báu này, nghiên cứu đã đề xuất một mô hình ứng dụng cụ thể cho ngành giao thông xanh tại Việt Nam, lấy VinFast làm điển hình.
Mô hình này đề xuất 5 hướng đi chính: phát triển công nghệ tiên tiến như pin thế hệ mới, đẩy mạnh công nghệ tái chế để bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển và xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt trên phạm vi toàn cầu.
Theo số liệu của TS Phan Thị Thu Hiền (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM), tính tới năm 2024 Việt Nam đã có 46 trường đại học và cao đẳng giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học.
Đặc biệt, với 22 cơ sở học viện King Sejong, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về số lượng các trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc này. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tạo ra một thế hệ các chuyên gia về Hàn Quốc học tại Việt Nam.
Sự phát triển này đã tạo ra một lực lượng lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hơn 8.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
Đồng thời, nó cũng góp phần thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa giữa hai dân tộc, đặc biệt là trong bối cảnh có khoảng 90.000 gia đình đa văn hóa Hàn - Việt đã hình thành.
Người biểu tình ủng hộ Palestine trèo lên nóc tòa nhà quốc hội Australia và giăng những biểu ngữ phản đối cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ukraine kêu gọi phương Tây cho phép tập kích sâu vào lãnh thổ Nga, nhưng các đồng minh còn chia rẽ, do lo ngại leo thang căng thẳng.
Mới đây, Tổng thống Argentina Javier Milei bày tỏ quan điểm về quần đảo Malvinas/Falkland tranh chấp với Anh, trong khi Ngoại trưởng quốc gia Nam Mỹ Diana Mondino đang có chuyến công du châu Âu.
Tổng thống Putin nói việc Kiev nhắc đến vũ khí hạt nhân là 'sự khiêu khích' và Nga sẽ không để Ukraine sở hữu chúng.
Giới chức Malawi chưa thể liên lạc với phi cơ chở Phó tổng thống Chilima sau khi nó hạ cánh bất thành xuống thành phố Mzuzu và phải quay đầu.
Tuyên bố chung của lãnh đạo Nga - Trung ủng hộ giải quyết xung đột tại Ukraine bằng đối thoại, nhưng nhấn mạnh cần 'loại bỏ nguyên nhân gốc rễ' khủng hoảng.
Nông dân Ba Lan chặn một đoàn tàu chở nông sản Ukraine ở làng biên giới Medyka, mở các toa để đổ ngũ cốc của Kiev xuống đường ray.
Hãng thông tấn TASS ngày 22/8 cho biết, ba sân bay lớn nhất của thủ đô Moscow, Nga đã tạm thời hoãn các chuyến bay đến và đi.
Ngày 8/8, Thủ tướng Niger Ouhoumoudou Mahamadou trong Chính phủ của Tổng thống Mohamed Bazoum phủ nhận thông tin về sự xuất hiện của lực lượng Wagner ở nước này, nơi vừa xảy ra cuộc đảo chính vào cuối tháng trước.