Đồng hành cùng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

07:40 18/04/2024

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khởi động và xây dựng, ra mắt “Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn”.

Tại Ngày hội học sinh, sinh viên các dân tộc Việt Nam do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức, 16 sinh viên con em đồng bào dân tộc trở thành những người đầu tiên được nhận học bổng từ quỹ này. Các em được nhận học bổng 1,5 triệu đồng/tháng và khoản tiền này sẽ kéo dài đến khi các em tốt nghiệp ra trường.

Ngay sau Lễ ra mắt Quỹ đồng hành với học sinh sinh viên vùng khó khăn và trao tặng học bổng, GS Nguyễn Văn Minh sẽ đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội gửi công văn về các địa phương của 16 em sinh viên đề xuất mong muốn việc tiếp nhận, tạo điều kiện để các em có thể quay về công tác, cống hiến trên mảnh đất quê hương.

16 sinh viên vùng khó khăn thuộc các khoa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được trao học bổng

GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có lời chia sẻ với sinh viên, nhưng dưới cương vị người từng trải qua một quãng đời đầy chông gai để trưởng thành.

"Hồi tiểu học, thời điểm đó, đất nước còn chiến tranh, thầy còn không nhớ đã học bao nhiêu trường vì theo gia đình chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Khi đất nước thống nhất, thầy trở về quê nội, thầy lạc lõng giữa bạn bè bởi vì ở đó mọi người đã quen nhau hết từ trước. Thầy mất gần 1 năm mới có thể vượt qua và làm bạn với tất cả mọi người bằng cách cố gắng học tập và tạo những mối quan hệ để có thể hòa nhập với tất cả mọi người" - GS Minh kể lại.

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội chia sẻ cùng sinh viên.

Khi học hết THCS, thầy khao khát đi học và từng đi bộ 22km để đến trường nhưng sau đó đã đầu hàng trước hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, gạo không đủ ăn, không có phương tiện di chuyển,...

"Bỏ học được hơn 1 tháng, trở về nhà, tôi cảm giác bơ vơ, thèm khát đi học lại. Tôi cứ nghĩ nhà trường sẽ đuổi mình nhưng thầy cô không đuổi và còn hướng dẫn cho học. Nếu không có các thầy cô yêu thương, chắc tôi không được đi học. Đó chính là lý do về sau tôi quyết định theo đuổi ngành sư phạm, làm thầy” - GS Minh trải lòng và cho rằng, những ngày tháng khó khăn bậc phổ thông đã giúp ông trưởng thành.

"Thầy chia sẻ với các em để nói rằng con người trong mỗi hoàn cảnh phải có ý chí, phải dám vươn lên thì không có gì là không thể. Nhiều sinh viên đến từ các bản làng rất xa xôi, hẻo lánh với điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng các em đã làm được những điều “tưởng chừng như không thể” để có mặt ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Con người có thể vượt qua được nghịch cảnh nếu chúng ta quyết tâm” - GS Minh nhắn nhủ tới học trò.

Theo ông Minh, việc xây dựng “Quỹ đồng hành cùng học sinh, sinh viên vùng khó khăn” như một cách để nhà trường, thầy cô, bạn bè và xã hội tiếp thêm nghị lực, năng lượng để các sinh viên nhà trường có cơ hội đến và mang về quê hương những giá trị tốt đẹp.

Đồng hành cùng quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà giáo ưu tú Đoàn Văn Ninh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam hy vọng, sự đồng hành này sẽ giúp các bạn có thêm một phần kinh phí trang trải cuộc sống. Từ đó, các bạn sẽ có thêm động lực cố gắng trong học tập, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Nhà giáo ưu tú Đoàn Văn Ninh đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam trao hỗ trợ tới quỹ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

"Hàng năm chúng tôi còn thực hiện kế hoạch tặng sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số và thư viện các trường nội trú trên cả nước theo Chương trình “Hành trình trao sách – Chắp cánh ước mơ”; dành hàng chục tỉ đồng để thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; ủng hộ các quỹ vì người nghèo, vì biển đảo Việt Nam…" - ông Ninh chia sẻ.

Em Xồng Vi Va, dân tộc Mông, sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong số 16 sinh viên được nhận học bổng. Sinh ra và lớn lên ở bản làng xã nghèo Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, hơn ai Vi Va hiểu những khó khăn của các em nhỏ ở quê hương mình.

Em Xồng Vi Va chia sẻ về hành trình hòa nhập với cuộc sống, học tập khi rời quê về Hà Nội

"Chúng em nung nấu ước mơ sau khi tốt nghiệp, sẽ quay về quê hương với mong muốn trở thành những giáo viên chính thức đứng trên bục giảng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa” - nữ sinh nói.

Có thể bạn quan tâm
Cử tri TP.HCM kiến nghị đưa thi tốt nghiệp THPT về các địa phương tổ chức, Bộ GD-ĐT nói gì?

Cử tri TP.HCM kiến nghị đưa thi tốt nghiệp THPT về các địa phương tổ chức, Bộ GD-ĐT nói gì?

11:00 20/02/2023

Trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cử tri TP.HCM đã gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị chuyển thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương tổ chức.

Cháy lớn ở trung tâm TP Quảng Ngãi, hàng trăm cảnh sát đến dập lửa

Cháy lớn ở trung tâm TP Quảng Ngãi, hàng trăm cảnh sát đến dập lửa

15:00 22/10/2023

12h45 trưa 22-10, tại một căn nhà nằm trên đường Phạm Xuân Hòa, TP Quảng Ngãi bốc cháy dữ dội.

Thấy chó thả rông ngoài đường, gọi số nào để thông báo?

Thấy chó thả rông ngoài đường, gọi số nào để thông báo?

09:40 03/04/2024

Liên quan thông tin TP.HCM có 59 đội bắt chó thả rông, rất nhiều bạn đọc thắc mắc các đội này hoạt động ra sao, dân muốn phản ánh thì gọi ai?

Những bài báo về nạn cắt xén bữa ăn bán trú của học sinh vào chung khảo Giải Báo chí Quốc gia

Những bài báo về nạn cắt xén bữa ăn bán trú của học sinh vào chung khảo Giải Báo chí Quốc gia

15:10 31/05/2024

Trong số 165 tác phẩm vào chung khảo Giải Báo chí Quốc gia có những tác phẩm về các vấn đề nóng như: vụ khủng bố tại Đắk Lắk; chống tham nhũng trong ngành đăng kiểm; hệ lụy của chung cư mini; nạn cắt xén bữa ăn bán trú của học sinh…

Giáo viên, học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 bao lâu?

Giáo viên, học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 bao lâu?

18:30 23/01/2024

Tùy từng địa phương sẽ có lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 cho giáo viên và học sinh, dao động từ 7-16 ngày.

Cắt bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên hơn 30 năm đứng lớp có đáng không?

Cắt bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên hơn 30 năm đứng lớp có đáng không?

02:40 26/05/2024

Với nhiều giáo viên, phụ cấp thâm niên đánh dấu quá trình cống hiến của họ cho ngành Giáo dục, vì vậy việc bãi bỏ khoản phụ cấp này gây...

Tuyển sinh lớp 1, lớp 6 không phân tuyến: Dẹp nạn 'chạy' hộ khẩu

Tuyển sinh lớp 1, lớp 6 không phân tuyến: Dẹp nạn 'chạy' hộ khẩu

09:30 17/03/2023

Nhà trường và phụ huynh đều thở phào khi TP.HCM dự kiến tuyển sinh lớp 1, lớp 6 không phân tuyến, tức không dựa vào hộ khẩu.

Cháy nhà lúc rạng sáng, hai trẻ tử vong thương tâm

Cháy nhà lúc rạng sáng, hai trẻ tử vong thương tâm

11:00 16/04/2023

Cháy nhà lúc rạng sáng ở TP Thanh Hóa, hai trẻ em tử vong thương tâm.

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Những kỷ niệm với vùng đất bi thương

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Những kỷ niệm với vùng đất bi thương

17:00 21/02/2023

Được cảm nhận trận động đất mạnh 6,4 độ, nằm trong lán trại dưới tiết trời “âm độ C,' phóng viên TTXVN mới thấu hiểu được nghị lực, quyết tâm và lòng thương cảm của 2 đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới