Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đến Tehran để tham vấn với người đồng cấp Iran về tương lai của Thỏa thuận hạt nhân với Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) và các vấn đề an ninh khác.
Nga và Iran tham vấn nối lại thoả thuận hạt nhân JCPOA |
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov trả lời phỏng vấn báo chí Tehran. (Nguồn: IRNA) |
Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 8/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã đến thăm Tehran từ ngày 7-8/8 để tiến hành các cuộc tham vấn với người đồng cấp Iran, các ông Ali Bagheri Qiani và Reza Najafi về tương lai của Thỏa thuận hạt nhân với Iran (còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung - JCPOA) và các vấn đề an ninh khác.
Thông báo của Moscow nêu rõ: “Trọng tâm là triển vọng khôi phục Kế hoạch hành động toàn diện chung. Các bên nhắc lại cam kết nỗ lực hơn nữa để duy trì và khôi phục việc thực hiện đầy đủ các thoả thuận quan trọng đã được thông qua bởi Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và không có giải pháp thay thế hợp lý nào khác”.
Tin liên quan |
Iran để ngỏ khả năng nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran để ngỏ khả năng nối lại thỏa thuận hạt nhân |
Cũng theo Bộ Ngoại giao Nga, các bên nhấn mạnh "không thể chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào từ phía phương Tây nhằm áp đặt một số kế hoạch và cách tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến JCPOA, điều sẽ làm tổn hại đến sự hợp tác hợp pháp và cùng có lợi giữa Nga và Iran trong nhiều lĩnh vực".
Trong quá trình tham vấn, các bên cũng chia sẻ hiểu biết chung về một loạt vấn đề quốc tế cấp bách, bao gồm quá trình xem xét Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, tình hình hoạt động của Tổ chức cấm vũ khí hóa học, các vấn đề về an toàn sinh học và các biện pháp ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang trong vũ trụ.
Thỏa thuận hạt nhân Iran được biết với tên chính thức là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA), được ký giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc nước này được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đa phương. Năm 2018, tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đơn phương rút Washington khỏi thỏa thuận và áp các biện pháp trừng phạt khắt khe lên Iran kéo dài tới tận bây giờ.
Philippines đã rút một tàu tuần duyên để sửa chữa sau 5 tháng neo đậu tại bãi Sa Bin trên Biển Đông. Trung Quốc cùng ngày xác nhận tàu Philippines đã rời đi.
Nhiều người dân Ukraine gần thành phố chốt chặn Kurakhovo vẫn quyết bám trụ nhà cửa, dù lực lượng Nga đang dần siết vòng vây quanh khu vực.
Tư lệnh NATO Christopher Cavoli nói không tin Nga triển khai đủ lực lượng cần thiết và có khả năng tạo đột phá ở khu vực Kharkov, đông bắc Ukraine.
Nhà Trắng thông báo đang theo dõi chặt chẽ tình hình Trung Đông, cho rằng khả năng Iran tấn công Israel vẫn là 'mối đe dọa hiện hữu'.
Nga tố phương Tây phá hoại không gian số, Venezuela triệu hồi Đại sứ tại Brazil về nước, Quân đội Triều Tiên xuất hiện tại Donetsk, Iran có thể tấn công Israel trước bầu cử tổng thống Mỹ, Hamas bác bỏ lệnh ngừng bắn ngắn hạn ở Gaza, Tên lửa Triều Tiên rơi ngoài EEZ…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Hôm 25/8, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Niger thông báo chính quyền quân sự đã yêu cầu Đại sứ Pháp rời nước này trong vòng 48 giờ, do 'có những hành động đi ngược lại lợi ích quốc gia của Niger.'
Singapore, Philippines và Malaysia là ba điểm đến trong chuyến công du Đông Nam Á vào tuần tới của Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar.
Dù cố gắng trong gần một tháng để cứu vớt nỗ lực tái tranh cử, Tổng thống Biden hiểu rằng mình không có cơ hội chiến thắng và đứng trước nguy cơ mất tất cả nếu tiếp tục.
Ông Trump thành tâm điểm chỉ trích của Haley và các nhà hoạt động dân quyền sau khi nói ông được cử tri da màu yêu mến hơn nhờ loạt vụ truy tố.