Hãng tin Reuters dẫn 3 nguồn tin cho biết, Mỹ sắp đạt được thỏa thuận cung cấp cho Kiev tên lửa hành trình JASSM có tầm bắn 300 km và quyết định sẽ được công bố trong tháng 11 này.
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm |
Tên lửa JASSM của Mỹ. (Nguồn: Getty Images) |
JASSM có khả năng tàng hình và có thể tấn công xa hơn hầu hết các tên lửa khác hiện có trong kho vũ khí của Kiev.
Tin liên quan |
Trừng phạt Nga hay chiến dịch Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới? |
Theo giới chức Mỹ, việc cung cấp tên lửa JASSM có thể thay đổi đáng kể “cục diện chiến lược của cuộc xung đột”, vì một phần khá lớn lãnh thổ Nga nằm trong tầm bắn của các loại vũ khí dẫn đường chính xác cực mạnh này.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, việc sử dụng tên lửa JASSM, có thể đẩy các khu vực tập kết và kho tiếp tế của Nga ra xa hàng trăm km.
Nếu được phóng gần biên giới miền Bắc Ukraine và Nga, chúng có thể tấn công các mục tiêu quân sự xa như Voronezh và Bryansk. Ở phía Nam, chúng có thể được sử dụng để tấn công các sân bay hoặc cơ sở hải quân ở bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, hiện tại, tên lửa JASSM chỉ được tích hợp trên các máy bay do Mỹ chế tạo. Ukraine có thể sử dụng máy bay F-16, mỗi chiếc có thể mang theo 2 tên lửa hành trình.
Trong khi đó, một quan chức Mỹ cho biết, đã có những nỗ lực để khiến JASSM hoạt động với các máy bay chiến đấu không phải do Washington sản xuất mà Ukraine đang có. Tuy nhiên, họ không nêu rõ họ đang nói đến loại máy bay nào.
Các nguồn tin lưu ý, hiện tại, chính quyền Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về JASSM, song nếu được thông qua, Ukraine cũng sẽ phải đợi vài tháng cho đến khi Washington “giải quyết các vấn đề kỹ thuật”.
Cả phía Nga, Mỹ và Ukraine đều chưa đưa ra bình luận về thông tin trên của Reuters. Trước đó, hôm 17/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lần đầu tiên cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tầm xa của Washington để tấn công lãnh thổ Nga, đánh dấu sự thay đổi trong chính sách cung cấp vũ khí cho Kiev chỉ 2 tháng trước khi ông Biden mãn nhiệm.
Động thái này đã gây ra phản ứng dữ dội từ Nga. Moscow đã dùng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik mới để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine vào ngày 21/11, nhằm đáp trả cuộc tấn công đầu tiên của Kiev bằng ATACMS.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/11, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nước này có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ, trong bối cảnh truyền thông phương Tây đề xuất về việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Ông lưu ý: "Truyền thông phương Tây đang tranh nhau đề xuất Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine. Một ý tưởng tuyệt vời, đặc biệt là trong bối cảnh học thuyết mới về răn đe hạt nhân của Nga. Chúng ta vẫn phải suy nghĩ xem ai là kẻ thù tiềm tàng của Mỹ, các quốc gia mà chúng ta có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân của mình".
Trung tâm tị nạn lớn nhất dành cho người Ukraina ở Ba Lan đột ngột bị đóng cửa khiến nhiều người thậm chí không có cơ hội để đóng gói...
Các Ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, kêu gọi duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.
Thế giới bước vào năm 2024 trong tình trạng bất ổn với những căng thẳng địa chính trị leo thang, gây biến động trên toàn cầu. Tư duy Chiến tranh lạnh quay trở lại, toàn cầu hóa gặp phải “cơn gió ngược” khiến bức tranh kinh tế thế giới vẫn nhiều gam màu xám.
Hai xe khách chở ít nhất 66 người bị cuốn xuống sông Trishuli và mất tích, lực lượng cứu hộ mới tìm được ba người sống sót.
Israel tấn công các vị trí ở ngoại vi thủ đô Damascus và miền nam Syria, dường như nhằm vào sân bay cùng trận địa phòng không của nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo Iran có thể tấn công Israel trong vòng 24 đến 48 giờ nữa, sớm nhất sẽ là trong hôm nay 5-8.
Trên trang web chính thức ngày 25/3, Bộ Ngoại giao Nga cho hay đã đưa ra lời cảnh báo Mỹ về việc thay đổi ranh giới bên ngoài thềm lục địa ở 7 khu vực đại dương trên thế giới.
Chiều 6/11, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NNVNVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã có buổi tiếp đại diện Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global) do Giáo sư Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội dẫn đầu.
Chiều 13/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông João Bernardo Weinstein, Đại sứ Bồ Đào Nha tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.