Đổi tên tòa án cấp huyện, tỉnh có phải ‘bình mới rượu cũ’?

18:20 22/11/2023

Việc đổi tên tòa án gắn với đổi nhiệm vụ quyền hạn của tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm được nhiều đại biểu tranh luận với ý kiến khác nhau.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) - Ảnh: GIA HÂN

Ngày 22-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), nổi lên các vấn đề nóng như tranh luận về việc đổi tên tòa án huyện, tỉnh thành tòa sơ thẩm, phúc thẩm; việc thu thập chứng cứ của tòa án hay người dân…

Đổi tên tòa án phải gắn đổi mới toàn diện

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng theo dự thảo luật thì tòa án cấp huyện được đổi tên thành tòa án sơ cấp, còn tòa án cấp tỉnh đổi tên thành tòa án phúc thẩm. Tuy nhiên, khi đổi tên thì tòa án phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm, có phải là "bình mới rượu cũ"?

  • Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ đổi tên thành Tòa án nhân dân phúc thẩm Hà Nội

  • Đổi mới tổ chức tòa án: sao chỉ đổi cái tên?

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) nêu ý kiến: dự thảo luật quy định tổ chức tòa án nhân dân gồm: tòa án nhân dân tối cao, tòa án cấp cao, tòa án phúc thẩm, tòa án sơ thẩm và tòa án sơ thẩm chuyên biệt. Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo luật cho thấy sự thay đổi chủ yếu ở tên gọi, còn về thẩm quyền, tổ chức… của tòa không thay đổi. Vì vậy, đại biểu đề nghị nếu đổi tên tòa án thì phải toàn diện và thực chất, nếu chưa đổi mới được về thẩm quyền, tổ chức thì nên giữ nguyên tên tòa án như hiện hành.

Đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cũng đề nghị cân nhắc việc đổi tên tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện. Mục đích của việc đổi tên tòa án là để xét xử theo thẩm quyền, không giới hạn địa giới hành chính nhưng hiện chưa rõ thay đổi chức năng nhiệm vụ của tòa.

Trong khi đó, nhiều đại biểu ủng hộ việc đổi tên tòa án. Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) nói việc đổi mới tổ chức tòa án đã được thể hiện trong nghị quyết của Đảng. Đại biểu ủng hộ việc đổi tên tòa án, trường hợp nếu thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của tòa án chưa rõ thì có thể bổ sung ngay trong dự thảo luật, không nên lùi việc đổi tên.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải trình, tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Tòa án không thu thập chứng cứ sẽ gây khó cho dân?

Nhiều đại biểu không đồng tình dự thảo luật quy định tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ như hiện hành mà để người dân tự thu thập, yêu cầu các cơ quan đơn vị liên quan cung cấp.

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Sang (TP.HCM), quy định trên chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, dân trí của nước ta hiện nay. Việc để người dân tự thu thập chứng cứ là một "thách thức" với người dân vì họ không đủ điều kiện, trong thực tế cơ quan nhà nước ít cung cấp tài liệu chứng cứ nếu không có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Ông Sang dẫn chứng từ các vụ án mà tòa phải tạm đình chỉ vì chờ thu thập chứng cứ vừa qua cho thấy tòa án là cơ quan quyền lực mà việc thu thập chứng cứ còn rất khó.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) nêu trong một vụ tranh chấp, nếu một bên yêu cầu hồ sơ phía bên kia thì họ sẽ không cung cấp, mà phải có yêu cầu cung cấp từ tòa án. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng cho rằng trong thực tế các bên tham gia phiên tòa dân sự chỉ cung cấp các tài liệu chứng cứ có lợi cho mình mà giấu đi các tài liệu chứng cứ bất lợi.

Theo ông Nghĩa, "khoán" việc thu thập tài liệu chứng cứ cho người dân là không nên. Người dân không tự thỏa thuận được với nhau mới tìm đến tòa là "Bao Công". Tòa thu thập tài liệu chứng cứ để có chứng cứ khách quan, ra phán quyết công bằng.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tiếp thu các ý kiến của đại biểu, đề nghị Quốc hội có hội nghị chuyên sâu để tiếp tục giải trình, tranh luận vì nhiều vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau… Ông Bình cho biết về việc giải thích áp dụng pháp luật là trách nhiệm, không phải quyền của thẩm phán.

Về ngạch bậc tòa án, ông Bình thông tin cả nước có 6.000 thẩm phán ở tòa án cấp huyện, nhưng từ khi bắt đầu làm việc đến khi về hưu họ vẫn mãi là thẩm phán sơ cấp nên rất tâm tư, cần sửa luật. Chánh án cũng tiếp thu, giải trình thêm các ý kiến khác nhau về thu thập chứng cứ, tổ chức tòa án…

Giải thích áp dụng luật của tòa khác giải thích luật

Quy định về chức năng giải thích áp dụng pháp luật của tòa án trong dự thảo luật cũng còn ý kiến khác nhau của đại biểu.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Hoàn (Hải Dương) cho rằng cơ quan nào làm ra luật mới giải thích luật, thẩm quyền giải thích luật hiện nay do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, không nên giao cho tòa án.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) lại đồng tình với việc tòa án giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử. Theo bà Thủy, việc giải thích áp dụng pháp luật của tòa án không trùng với giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc giải thích áp dụng pháp luật trong các bản án đã được tòa án thực hiện lâu nay.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Hồi hộp chờ công bố môn thi

Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Hồi hộp chờ công bố môn thi

10:10 02/03/2024

'Vì sao năm nào người dân Hà Nội cũng phải mong ngóng, hồi hộp chờ TP chốt phương án thi tuyển sinh lớp 10 ? Cận kề kỳ thi rồi mà học sinh vẫn chưa biết sẽ thi ba hay bốn môn' - nhiều phụ huynh bày tỏ băn khoăn.

Miền Tây vào vụ hoa Tết

Miền Tây vào vụ hoa Tết

07:00 14/10/2024

Hai làng hoa lớn nhất miền Tây là Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre) đã xuống giống hoa Tết, một số hoa được trồng với số lượng nhiều hơn năm trước.

Tìm 'thuốc chữa' cho dạy thêm, học thêm

Tìm 'thuốc chữa' cho dạy thêm, học thêm

09:50 29/08/2024

Dạy thêm, học thêm một khi trở thành nhu cầu thực tế thì mọi việc cấm đoán hay nới lỏng đều có thể mang lại những hệ quả tiêu cực.

Công bố sách về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam bằng bảy ngoại ngữ

Công bố sách về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam bằng bảy ngoại ngữ

20:00 19/05/2023

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tựa đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được giới thiệu tại Hà Nội chiều 19/5.

Hàng xóm, thu gom ve chai đốt rác trong khu dân cư, báo ai để xử lý?

Hàng xóm, thu gom ve chai đốt rác trong khu dân cư, báo ai để xử lý?

13:40 14/06/2024

Xóm tôi có rất nhiều người cứ sáng sớm là gom rác, túi nilon, mền gối, nệm, đồ bỏ đi... từ phòng trọ của họ đem đốt.

Cử tri TP.HCM trăn trở thông tin cá nhân có được bảo mật khi đồng bộ hóa dữ liệu

Cử tri TP.HCM trăn trở thông tin cá nhân có được bảo mật khi đồng bộ hóa dữ liệu

15:10 14/07/2024

TP.HCM bảo mật thông tin cá nhân cho người dân qua các biện pháp nào khi đồng bộ hóa dữ liệu? Cử tri TP trăn trở vấn đề này tại chương trình Dân hỏi chính quyền trả lời sáng 14-7.

Trung thu đặc biệt ở điểm trường Y Jut, Đắk Lắk

Trung thu đặc biệt ở điểm trường Y Jut, Đắk Lắk

15:10 28/09/2023

Sáng 27/9, Liên đoàn lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới (JCI) tại Việt Nam gồm 3 chapter JCI Thanglong, JCI Central Saigon; JCI South Saigon phối hợp với Hội nữ Doanh nhân thành phố Buôn Ma Thuột và huyện đoàn Cư M’gar tổ chức chương trình trao tặng quà nhân dịp Trung thu cho học sinh Trường tiểu học Y Jut, xã Ea Hđing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Chương trình đã trao 30 máy tính và 2.000 đầu sách với tổng trị giá gần 200 triệu đồng. Theo ông...

Hai vụ cháy nhà liên tiếp ở TP HCM

Hai vụ cháy nhà liên tiếp ở TP HCM

13:10 18/03/2024

Trong sáng 18/3 xảy ra cháy ở cư xá Vĩnh Hội, quận 4 và căn nhà tại Gò Vấp, một người tử vong, nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

11:20 16/07/2024

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới