Ngày 17/6, đội tàu Hải quân Nga, bao gồm một tàu khu trục hiện đại và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, đã rời cảng ở thủ đô Havana của Cuba sau hơn 5 ngày lưu trú.
Đội tàu chiến Nga rời cảng thủ đô của Cuba |
Tàu ngầm Kazan chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga đang rời cảng Havana, Cuba, ngày 17 /6. (Nguồn: AP) |
Hạm đội Biển Đen cho biết, đội tàu thuộc Hạm đội phương Bắc, do tàu khu trục Đô đốc Groshkov dẫn đầu, đã kết thúc chuyến thăm không chính thức và rời cảng Havana của Cuba.
Tin liên quan |
Đội tàu chiến Nga sắp cập cảng Cuba, Mỹ dõi theo từng giờ nhưng cho là Đội tàu chiến Nga sắp cập cảng Cuba, Mỹ dõi theo từng giờ nhưng cho là 'chuyện bình thường' |
Đội tàu của Nga đã cập cảng Havana hôm 12/6. Sau khi rời khỏi lãnh hải Cuba, nhóm tàu hải quân Nga sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.
Cả Mỹ và Cuba đều nói rằng các tàu chiến Nga không gây ra mối đe dọa nào cho khu vực. Moscow cũng coi việc các tàu chiến của họ tới quốc gia đồng minh Caribbean là chuyện bình thường
Tuy nhiên, 2 ngày sau khi các tàu Nga đến, Bộ Tư lệnh miền Nam Mỹ đã điều tàu ngầm tấn công nhanh USS Helena đến vùng biển gần căn cứ hải quân Mỹ ở Vịnh Guantánamo, Cuba.
Quốc gia Bắc Mỹ khác, Canada, cũng cử tàu tuần tra đến gần Cuba hôm 14/6. Quyết định này của chính phủ đảng Tự do Canada đã bị các nghị sĩ đối lập chỉ trích.
The Canadian Press dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair nói rằng, động thái của Ottawa đã được lên kế hoạch “cẩn thận” nhằm tăng cường sự hiện diện trong khu vực.
Ông nói rõ: "Chúng tôi đã đưa ra lựa chọn thông minh... Chúng tôi tin rằng đây là thời điểm đặc biệt quan trọng để thể hiện sự hiện diện của Canada".
Theo quan chức Canada, hành động này phát đi một thông điệp rất rõ ràng rằng, nước này có một quân đội đầy đủ năng lực và sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ngày 6/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng, Ukraine đã sở hữu khả năng tấn công tầm xa đáng kể nhằm vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị COP28, đề nghị các nước thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động để ứng phó biến đổi khí hậu.
Một quan chức Mỹ cho biết hải quân nước này cùng với Nhật Bản và Philippines sẽ triển khai các cuộc tuần tra hải quân chung ở Biển Đông vào cuối năm nay, một động thái có khả năng gây phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan ở Lào vào tuần sau.
Ngày 24/9, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo, Tư lệnh Chiến khu miền Nam, Tướng Ngô Diên An, phụ trách vấn đề Biển Đông đã có chuyến thăm Mỹ hồi tuần trước.
Nga muốn thiết lập vùng đệm rộng lớn trên lãnh thổ Ukraine nhằm ngăn Kiev tấn công qua biên giới, song tham vọng này sẽ đối mặt nhiều thách thức.
Giám đốc cảnh sát quốc gia El Salvador và nghi phạm tham nhũng Manuel Coto nằm trong số 9 người thiệt mạng sau vụ rơi trực thăng hôm 8-9.
Tổng thống Indonesia thăm Australia, Ấn Độ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh SCO, Nhật Bản đón Tổng giám đốc IAEA... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Ngày 5/6, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã lên tiếng bảo vệ quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí và thiết bị quân sự Washington cung cấp để tấn công sâu vào các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.