Đổi Căn cước công dân thành Căn cước: Có bắt buộc… lợi gì cho dân?

10:00 26/10/2023

Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Căn cước. Một số nội dung của Dự thảo Luật nhận được quan điểm trái chiều từ các đại biểu Quốc hội, cũng như băn khoăn của người dân. Một số đại biểu đã trao đổi bên hành lang Quốc hội với PV Tri thức và Cuộc sống liên quan Dự thảo Luật này.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh trả lời PV bên hành lang Quốc hội về Luật Căn cước. Ảnh: QH.
Thưa Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, trong phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Căn cước, nhiều đại biểu tán thành việc đổi tên thành Luật Căn cước và đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước. Quan điểm của bà thế nào?

Tôi ủng hộ lấy tên là Luật Căn cước. Lý do là tên gọi này bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

“Căn cước công dân” có chữ “công dân”, vẫn xác định quốc tịch trong đó. Còn khi chuyển sang “Căn cước”, không chỉ người Việt có quốc tịch Việt Nam, mà cả người nước ngoài và người hiện nay không xác định quốc tịch, vẫn có thẻ căn cước để giao dịch. Nhà nước cũng quản lý tốt hơn tất cả đối tượng đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Sự thay đổi này cũng phù hợp quốc tế khi hiện nay nhiều nước sử dụng Căn cước.

Tên gọi Luật Căn cước cũng phù hợp bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước; phù hợp phương thức quản lý trong thời kỳ Cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.

Trong phần giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận liên quan bảo mật, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code không theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.

"Chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh cho công dân, người sử dụng thẻ không bị theo dõi từ bất cứ tổ chức, cá nhân nào; bảo mật an ninh, an toàn dữ liệu của công dân đã được khai báo và tích hợp", Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết thêm, thông tin trên có thể do đối tượng xấu tung ra nhằm gây hoang mang dư luận. Bộ Công an tiếp tục phối hợp cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp thu giải trình các vấn đề đại biểu nêu, hoàn thiện Dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ sự lo ngại về những phiền hà do việc đổi tên mang lại?

Mỗi lần thay đổi như sang Căn cước công dân có gắn chip, hay giờ là Căn cước, dư luận, cử tri đều bày tỏ băn khoăn liệu có gây ra sự bất tiện trong đi lại, cũng như kinh phí thực hiện. Một câu hỏi khác là thay đổi nhiều lần như thế có giải quyết được những vấn đề liên quan Căn cước công dân không… Từ đó, có ý kiến đề nghị không nên thay đổi, giữ nguyên như cũ.

Tuy nhiên, Dự thảo Luật Căn cước quy định, Căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân được cấp đổi sang thẻ căn cước khi có yêu cầu. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng. Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định thủ tục riêng thay đổi, điều chỉnh thông tin về Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Như vậy, việc đổi tên này không gây ảnh hưởng do không làm phát sinh thêm thủ tục, chi phí. Tôi cho rằng, với sự thay đổi mang lợi ích lâu dài, lớn lao, chúng ta nên ủng hộ. Điều quan trọng là Luật lần này cần hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cũng như phần quản lý dân cư, định danh...

Cho ý kiến về Dự thảo Luật Căn cước tại phiên họp toàn thể của Quốc hội sáng 25/10, một số đại biểu tranh luận về quy định thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt, ADN… liên quan bảo mật. Bà đánh giá thế nào về vấn đề này?

Tôi cho rằng, việc băn khoăn về bảo mật là đương nhiên. Bởi, công nghệ càng cao, rủi ro càng lớn. Nhưng không có nghĩa như vậy là chúng ta không làm, bởi đó là xu hướng của thế giới.

Muốn phù hợp, chúng ta phải thay đổi, tuy nhiên, đi cùng đó, phải tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, quản lý về rủi ro. Những băn khoăn này cũng có thể là cơ sở để cơ quan soạn thảo lưu ý để hoàn thiện quy định liên quan. Về mặt kỹ thuật, cần đầu tư nhiều hơn nữa.

Như giải thích của cơ quan soạn thảo, chúng ta đưa vào số hóa và quản lý nhiều hơn những dữ liệu công dân, sau này, Căn cước không chỉ phục vụ giao dịch thông thường, mà còn cho y học và nhiều lĩnh vực khác…

Tôi cho rằng, trước nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, cơ quan soạn thảo, Bộ Công an cũng cần lưu ý, lắng nghe, chọn lọc; trước mắt có thể đưa vào thông tin cơ bản, còn về lâu dài sẽ từng bước chuẩn hóa.

Trân trọng cảm ơn bà!

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội) khẳng định, việc đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước phù hợp tình hình thực tiễn, không ảnh hưởng người dân. Nếu để tên Căn cước công dân, những người chưa phải công dân Việt Nam sẽ không thuộc đối tượng cấp. Đổi tên thành Căn cước là căn cứ định danh một con người, trong đó bao gồm cả người đã có quốc tịch Việt Nam, lẫn chưa phải quốc tịch Việt Nam.

>>>Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) nói về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV:

Có thể bạn quan tâm
Cả trăm hộ dân xã miền núi thiếu nước sinh hoạt

Cả trăm hộ dân xã miền núi thiếu nước sinh hoạt

12:30 23/06/2023

Cả trăm hộ dân ở xã miền núi thuộc huyện Võ Nhai, Thái Nguyên , đang sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Đâm chết người vì nhớ lại chuyện va chạm giao thông trước đó

Đâm chết người vì nhớ lại chuyện va chạm giao thông trước đó

18:00 06/12/2023

Gặp lại người từng va chạm giao thông với mình trước đó, Dũng đi bộ về nhà trọ, lấy con dao nhọn rồi quay trở lại đâm liên tiếp 2...

Lộ clip bạo hành học sinh dã man, 2 giáo viên tiểu học Trung Quốc bị đình chỉ

Lộ clip bạo hành học sinh dã man, 2 giáo viên tiểu học Trung Quốc bị đình chỉ

06:20 15/03/2024

Vụ việc khiến dư luận sôi sục này xảy ra vài ngày trước tại Trường tiểu học Tân Giang, quận Cảng Nam, thành phố Quý Cảng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Những hình ảnh được lan truyền cho thấy một nữ giáo viên đứng gần lan can hành lang lớp học, liên tiếp tát một cậu bé mặc đồng phục học sinh. Sau đó, một cô giáo khác tiến tới, kéo mạnh nam sinh rồi bất ngờ buông tay, khiến cậu bé mất cân bằng và ngã sấp xuống đất. Video ghi lại cảnh này được đăng...

Giao thông TP từ đi trước mở đường tới phục vụ, tạo động lực phát triển

Giao thông TP từ đi trước mở đường tới phục vụ, tạo động lực phát triển

05:20 20/01/2024

Chiều 19-1, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Bình Dương: Bắt giữ giám đốc chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng rồi bỏ trốn

Bình Dương: Bắt giữ giám đốc chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng rồi bỏ trốn

10:40 14/04/2024

Ngày 14/4, tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương, đơn vị vừa phối hợp cùng Công an phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội bắt giam Ngô Văn Bảy (SN 1982, quê Bình Phước - đang bị truy nã đặc biệt về hành Vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Bảy là Giám đốc Công ty L.T.P (phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương). Bảy còn đại diện pháp luật của 2 công ty ở TP.HCM và Bình Phước. Thông tin ban đầu, tháng 9/2016, Bảy...

Cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết

Cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết

02:30 07/11/2023

Trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề ô nhiễm các dòng sông, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng, cần phải...

Ngăn chặn tình trạng buôn lậu đường cát ở biên giới Quảng Trị

Ngăn chặn tình trạng buôn lậu đường cát ở biên giới Quảng Trị

00:30 31/03/2023

Trước tình trạng vận chuyển đường cát nhập lậu ở khu vực biên giới ngày một phức tạp, tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu các đơn vị liên quan tăng...

Cận cảnh khắc phục sạt lở Quốc lộ 8A để thông tuyến lên Cửa khẩu Cầu Treo

Cận cảnh khắc phục sạt lở Quốc lộ 8A để thông tuyến lên Cửa khẩu Cầu Treo

11:40 26/01/2024

Hà Tĩnh - Sáng 26.1, lực lượng chức năng đang tập trung khắc phục sạt lở trên tuyến Quốc lộ 8A đoạn qua xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn)...

Nhớ QUẸ

Nhớ QUẸ

09:20 14/01/2024

TP - Qụe (rêu đá) thứ vưu vật giời ban riêng xứ Tây Bắc…

Co loi xay ra
Co loi xay ra