Trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề ô nhiễm các dòng sông, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng, cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết.
Chiều 6.11, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hà Nội đang cố gắng xây dựng nhà máy xử lý nước thải nhưng chưa xong
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nêu vấn đề giải quyết ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo và Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho khởi công năm 1958 nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực Bắc Bộ.
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị kiểm tra ô nhiễm hệ thống Bắc Hưng Hải và thấy rằng, để xử lý được cần có thời gian, nguồn lực lớn.
Từ hệ thống thủy nông, đến nay, hệ thống này phải gánh thêm nhiệm vụ xả thải một phần cho Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên. Mỗi ngày, hệ thống phải tiếp nhận đến 500.000m3 xả thải, nhiều nhất phải kể đến khu vực cống ở hai quận Gia Lâm và Long Biên. Chủ yếu là chất thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị, khu dân cư. Hầu hết địa phương chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nên phải xả ra Bắc Hưng Hải.
Về giải pháp, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp Chính phủ và yêu cầu có giải pháp thích hợp, ngắn hạn và dài hạn để xử lý ô nhiễm khu vực này.
Trong đó, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Công an cũng đã điều tra, xử phạt nhiều doanh nghiệp xả thải không đúng quy định. Đồng thời, Hà Nội đang cố gắng xây dựng nhà máy xử lý nước thải nhưng chưa xong.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cam kết, thời gian tới, cơ quan này tiếp tục tăng cường quan trắc và làm việc với các địa phương để từ đó dùng các nguồn lực tiếp tục cố gắng xử lý nước thải của đô thị, nông thôn.
Sông Cầu ô nhiễm nặng, tập trung rà soát xây dựng khu xử lý nước thải
Tại phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH Bắc Giang đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường sông Cầu.
Trả lời câu hỏi về ô nhiễm môi trường sông Cầu (Bắc Giang), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, ô nhiễm của sông Cầu có nguyên nhân từ nguồn ô nhiễm ở sông Ngũ Uyển Khê, một ngày xả thải khoảng 15.000m3 chưa được xử lý từ các cụm công nghiệp.
Thời gian qua, Bộ đã thành lập tổ giám sát bảo vệ môi trường, giám sát hoạt động của Làng giấy Phong Khê, trong đó lựa chọn 22 cơ sở giám sát trực tiếp. Bộ đã đôn đốc tỉnh Bắc Ninh phối hợp với tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các sở để xử lý dứt điểm liên quan đến làng giấy nghề này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất giải pháp thời gian tới là tập trung rà soát xây dựng khu xử lý nước thải cho các khu Phong Khê 1-2, khu Phú Lâm…
Do đó, đề nghị tỉnh Bắc Ninh quan tâm vấn đề này quan tâm giám sát xử lý nước thải ở đây. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục quan trắc, phối hợp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang xử lý nghiêm vi phạm.
Cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia
Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, để giải quyết triệt để tình trạng này, phải mất rất nhiều nguồn lực, nhất là trong việc đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy xử lý nước thải.
Bộ TNMT đã báo cáo với Chính phủ, đề xuất cấp có thẩm quyền cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết, ô nhiễm các dòng sông và xử lý môi trường về rác thải, nước thải nói chung.
Giải pháp thứ hai là có cơ chế chính sách để có nguồn lực xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp xử lý nước thải, rác thải; gắn vào đó là cơ chế của những doanh nghiệp xả thải thì phải có đóng góp.
Cùng với đó là công tác tuyên truyền vận động người dân, tổ chức để đảm bảo lượng rác thải nằm trong ngưỡng xử lý được.
Bộ trưởng cũng cho rằng, cần tăng cường công tác quan trắc, kể cả ở hệ thống Bắc Hưng Hải và sông Cầu. Hiện nay Bộ đã tăng cường quan trắc với các Sở TNMT để kịp thời kiểm tra, giám sát việc xả thải.
"Để xử lý thì phải có thời gian, nguồn lực. Hiện nay, chúng ta còn có một việc là các làng nghề truyền thống. Cần có quy hoạch để di chuyển làng nghề thì mới xử lý được dứt điểm. Việc này cũng cần ngân sách thực hiện”, Bộ trưởng TNMT Đặng Quốc Khánh nói.
Chiều 9.9, Chủ tịch UBND xã Thu Cúc (Tân Sơn, Phú Thọ ) cho biết thông tin về người đàn ông tử vong khi đi bắt ong rừng.
Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạm giữ giấy phép lái xe của bà D. (ngụ phường 3, TP. Vũng Tàu) trong thời gian 2 tháng do điều khiển xe ô tô mang biển số 72A - 007.47 chạy ngược chiều.
Trước tình trạng liên tục xuất hiện nhiều ca mắc COVID-19 trong những ngày gần đây, Trường ĐH Gia Định quyết định sẽ chuyển sang học trực tuyến ít nhất một tuần ngay sau kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang khẳng định đã làm đề án bãi giữ xe bệnh viện.
Phát hiện căn nhà của vợ chồng ông Tu bốc cháy dữ dội, dân bản Tổng Khư cùng các chiến sỹ bộ đội đã đến hiện trường, lao vào nhà đang cháy cứu 2 vợ chồng chủ nhà ra ngoài an toàn.
ĐBSCL là khu vực có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (14,9%) và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (6,8%) thấp nhất cả nước. Mặc dù quy mô đào tạo tăng trong 10 năm qua, song mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu được tiếp cận giáo dục đại học của người dân.
Yên Bái - Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, cô giáo Lò Thủy Uyên (công đoàn viên Trường Phổ...
Gần trưa ngày 22/1, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại ngôi nhà nằm trong ngõ trên đường Hồ Tùng Mậu (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiến cột khói đen cuồn cuộn bốc lên trời.
Hai nhóm thanh niên mâu thuẫn trên Facebook, hẹn gặp đánh nhau, Nguyễn Đoàn Phước Hưng lấy dao đang giữ trong người đâm 2 nhát khiến một người tử vong.