Nhằm phát triển vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ, người nông dân ở Hà Tĩnh đã áp dụng phương pháp nuôi kiến vàng trong vườn cam để làm khống chế các loài sâu bọ gây hại.
Hà Tĩnh hiện có hơn 7.700 ha diện tích trồng cam. Cây cam được xem là một trong những cây trồng chủ lực, sản phẩm OCOP tiêu biểu, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.
Vườn cam của gia đình ông Toại không những nuôi kiến vàng để bảo vệ cây mà các quả cũng được bao bọc cẩn thận. |
Để phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ, người trồng cam ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, đã áp dụng biện pháp sinh học rất đơn giản thay thế thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Đó là mô hình nuôi kiến vàng để diệt trừ sâu bọ, côn trùng gây hại cho cây ăn quả do Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 - Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN-PTNT phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang triển khai từ tháng 8-2023.
Mô hình này được thực hiện thí điểm tại các xã Thọ Điền, Quang Thọ và Đức Liên; có 4 hộ tham gia với tổng diện tích 10ha cây trồng.
Là một trong 4 chủ trang trại thực hiện mô hình nuôi kiến vàng đầu tiên tại Hà Tĩnh, ông Lê Quang Toại (ngụ thôn Đăng, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang), cho biết gia đình ông có trang trại cam rộng gần 2ha, với hơn 200 gốc cam, trong đó có một phần diện tích lớn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch.
Ông Toại giới thiệu về cách tạo "đường đi" cho kiến vàng. |
"Trước đây trồng cam, gia đình chúng tôi sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc hóa học đã làm ảnh hưởng đến môi trường đất, cây trồng và người tiêu dùng. Sau khi chuyển sang trồng cam hữu cơ, nuôi kiến vàng làm "vệ sĩ" để diệt trừ các loài sâu bọ, côn trùng trên vườn cam. Bước đầu, có thể nhận thấy con người được đảm bảo sức khỏe, đất trồng màu mỡ hơn, cây phát triển được bền hơn và nâng cao chất lượng quả cam" - ông Toại nói.
Dây cước nối các cây trong vườn cam lại với nhau thành một hệ thống để kiến di chuyển qua lại. |
Kiến vàng di chuyển qua lại giữa các cây để "săn" côn trùng. |
Để có tổ kiến vàng, ban đầu ông Toại phải đi vào rừng cây keo tìm tổ của chúng. Sau khi phát hiện tổ kiến, ông cắt luôn cả cành cây có tổ kiến đó bỏ vào bao tải bọc kín mang về gác lên cây cam.
Để đàn kiến ở lại trên cây cam, ông phải bỏ thức ăn như tép biển hoặc cơm nguội vào các chai nhựa rồi buộc lên cành cam để làm mồi cho kiến. Với vài tổ ban đầu, sau khoảng gần 3 tháng, vườn cam của ông Toại hiện đã có hơn 40 tổ kiến vàng.
Một trong nhiều tổ kiến vàng trong vườn cam của gia đình ông Toại. |
"Quá trình nuôi và theo dõi kiến vàng từ khi đưa về thả nuôi trên cây cam, tôi nhận thấy các loài như rệp, bọ xít, nhện đỏ, sâu đục quả, sâu đục thân… đều bị kiến "tiêu diệt" hết. Biện pháp này giúp gia đình đỡ tốn công chăm sóc, sau nữa là hiệu quả mang lại tôi thấy rất mừng" - ông Toại cho hay.
Kiến vàng đi tới các điểm được ông Toại đặt thức ăn như tép hoặc cơm nguội. |
Ông Phan Anh Toản, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang, cho biết sau gần 3 tháng triển khai mô hình nuôi kiến vàng cho thấy loài này khống chế sâu hại, nhện... rất hiệu quả.
Các vườn cam áp dụng phương pháp nuôi kiến vàng này không cần phải phun thuốc để diệt sâu nữa.
"Từ thực tế thí điểm trên 4 trang trại, chúng tôi nhận thấy 3 trang trại không sử dụng thuốc BVTV thì kiến vàng phát triển và ở lại, còn lại một vườn do chủ hộ do vẫn chưa thực hiện các điều kiện trên nên kiến vàng chết và bỏ đi" - ông Toản nói.
Vườn cam rộng lớn. |
Ông Nguyễn Tuấn Lộc, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTN) cho biết, mục đích triển khai mô hình nuôi kiến vàng là giúp người dân biết được vai trò của loài vật này trong quản lý sâu hại trên vườn cam.
"Việc nuôi kiến vàng sẽ giúp người dân không chỉ bảo vệ được vườn cây trước các loài sâu bệnh gây hại mà còn giúp giảm chi phí mua các loại thuốc BVTV, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn chất lượng quả. Từ đó giúp người dân phát triển mô hình cây ăn quả có múi, theo tiêu chuẩn hữu cơ một cách bền vững" - ông Lộc cho biết.
Những quả cam chín mọng, không có thuốc bảo vệ thực vật. |
Trung Quốc - quốc gia tuyên bố tình hữu nghị “không có giới hạn” với Nga - đã mang đến cho Điện Kremlin một huyết mạch kinh tế, khiến nước này bớt 'cô đơn' trong hệ thống tài chính toàn cầu.
“Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023” diễn ra từ ngày 21-25/7 tại huyện Ứng Hòa với quy mô khoảng 120 gian hàng; thu hút một lượng lớn doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa và 15 tỉnh thành như: Lào Cai, Cao Bằng, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Ninh Bình…
Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết có thể hoàn thành đưa vào khai thác được ngay, nhưng thiếu đất đắp nền đường, nhà thầu và cả dự án phải nằm chờ chỉ vì thủ tục gia hạn khai thác mỏ. Phát sinh này khiến dự án cao tốc nguy cơ không kịp tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác trước 30/4 tới.
Vừa qua, 27 hồ sơ xin cấp mã số vùng trồng cho cây khoai lang của tỉnh Vĩnh Long được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận, mang lại cơ hội tăng nguồn thu cho nông dân tỉnh này.
Sáng 11/10, tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức lễ thông xe cầu Kinh Dương Vương (hay còn gọi cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành), do Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông tỉnh Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Dự lễ khánh thành và thông xe cầu Kinh Dương Vương có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; ông Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; ông Nguyễn Quốc Chung - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Hương Giang-...
Dọc quốc lộ 31 đoạn qua thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, hàng ngàn xe máy chở vải thiều đỏ rực, chuyển hàng đến các điểm thu mua, trước khi hàng sang Trung Quốc.
Ngày 20/9, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức bàn giao mỏ cát trên sông Tiền (tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành) cho Tổng Công ty Xây dựng số 1 – CTCP (CC1) trực tiếp khai thác để phục vụ thi công cao tốc dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo về quá trình thực hiện 'dự án đô thị lấn biển vùng đệm vịnh Hạ Long' 10B tại phường Quang Hanh, Thành phố Cẩm Phả và gửi về Bộ Xây dựng (qua Thanh tra Bộ Xây dựng) trước ngày 14/11/2023. Đồng thời, chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và UBND thành phố Cẩm Phả phối hợp làm việc với Đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Trước đó, ngày 8/11, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số...
Tính đến nay, nông dân toàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được 25.405ha lúa Thu Đông, đa số diện tích lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh với trên 13.897ha.