Kết thúc vụ lúa rẫy, người Vân Kiều tổ chức lễ Piếc xa rò - lễ tạ ơn thần lúa - trên nương rẫy vì đã giúp họ có một vụ mùa bội thu.
Sáng 26-10, trên rẫy lúa ở lưng chừng đồi tại thôn Trăng Tà Puồng (xã Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị), gia đình anh Hồ Văn Kỳ tổ chức lễ cúng kết thúc vụ mùa theo phong tục truyền thống ngàn đời.
Một vụ lúa rẫy của người Vân Kiều thường kéo dài 10 tháng. Cây lúa trồng trên nương rẫy, không phân bón, tưới tắm, tất cả nhờ vào trời. Hạt lúa to hơn, hạt gạo cứng hơn so với lúa nước. Do đó, năng suất họ nhận được không cao, nhưng hạt lúa lúc nào cũng thơm ngon, không có chất độc hại.
Khi những hạt lúa trĩu nặng, vòng óng, người dân thu hoạch phần lớn rẫy lúa, nhưng vẫn để lại một đám lúa nhỏ để làm lễ Piếc xa rò.
Gọi theo tiếng người Vân Kiều là Piếc xa rò, tức lễ tạ ơn thần lúa. Già làng Hồ Văn Pu, 77 tuổi, cho hay Piếc xa rò là một lễ cúng rất quan trọng của người Vân Kiều.
"Trước khi muốn đem những phần lúa còn lại trên nương rẫy về nhà thì phải tổ chức lễ này. Lễ cầu mong cho gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu và năm sau cũng như năm nay, lúa thóc đầy nhà", ông Pu nói.
Các lễ vật gồm 1 con heo, 2 con cua, 4 quả trứng, 1 con gà, váy thổ cẩm, vòng cổ. Trên bàn thờ cũng không thể thiếu các bông lúa vừa ngắt từ rẫy.
Kết thúc Piếc xa rò là nghi lễ buộc sợi dây hồn lúa vào tay, cầu mong sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình, giúp đỡ nhau cùng nhau vượt qua những khó khăn. Đặc biệt là 2 vợ chồng yêu thương nhau, cùng nhau lao động để cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Ông Hồ Văn Sinh - chủ tịch UBND xã Hướng Việt - cho biết: "Lễ Piếc xa rò tổ chức báo hiệu với thần lúa Giã A Bôn một vụ mùa bội thu đã kết thúc. Đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống nông nghiệp và tâm linh của người Vân Kiều", ông Sinh nói. Lễ cúng còn là dịp để các thành viên trong gia đình, dòng họ gặp mặt nhau, cố kết trong cộng đồng.
Xã Hướng Việt có 50ha lúa rẫy và 50ha lúa nước. Những năm gần đây, người Vân Kiều ở Hướng Việt chuyển dần sang làm lúa nước, cho năng suất cao hơn. Người Vân Kiều ở Hướng Việt dần đủ ăn, tự chủ được lương thực. Dù vậy, người Vân Kiều vẫn không quên nghi lễ đặc sắc mỗi dịp thu hoạch vụ mùa.
Bước sang tuổi 63, ông Sùng A Dơ (ở thôn Đồi Gianh, xã Bản Lầu, Mường Khương, Lào Cai) chưa bao giờ nghĩ mình được sống trong nhà xây.
Kết thúc bình chọn trực tuyến trên Tuổi Trẻ Online, đã có 216.483 lượt bình chọn cho 14 ứng viên Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023.
Bức tranh văn học Việt Nam được giới thiệu ra nước ngoài tới nay ra sao? Có phải trên bản đồ văn học thế giới, văn học Việt chỉ là một cái chấm nhỏ nhoi, mờ nhạt, quanh quẩn với những điều cũ kỹ thời hậu chiến, hay đang có những tín hiệu tích cực?
Từ năm 2020-2023, ngành y tế tỉnh Gia Lai đã có những thành tích, nỗ lực trong phòng chống dịch COVID-19, dịch bạch hầu… Tuy nhiên, với những khó khăn,...
Chiến dịch Mùa hè xanh năm nay, tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức lưu động 12 đội hình chuyên về các thôn, buôn. Các đội hình này tập trung vào công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới, hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,...
Sau 6 năm, dự án 'Cùng con đi khắp thế gian' đã giúp đỡ 300 trẻ tự kỷ, trầm cảm hòa nhập cuộc sống. Năm nay dự án trở lại với nhiều điểm mới.
Cô gái TP.HCM vẽ liên tù tì 5 bức tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Thấy người dân chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu, nhóm sinh viên lớp cấp cứu ngoại viện (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) đã biên soạn cuốn cẩm nang sơ cấp cứu gửi tặng miễn phí cho cộng đồng.
Covid-19 gia tăng trong bối cảnh thời tiết thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển, khả năng đồng nhiễm cao gây biến chứng, trở nặng, điều trị khó khăn.