Những cụ cao niên ở Hùng Lợi vẫn nói rằng, người Nùng cùng văn hoá nhuộm chàm dệt vải đã được truyền qua bao thế hệ và đã là người con gái Nùng thì phải học được cách ủ chàm, nhuộm vải. Bởi đó là thước đo của sự trưởng thành.
Cây chàm vốn gắn bó với đời sống thường ngày của người Nùng, nó được trồng ở quanh nhà, trên nương hoặc ngay cả trên những con đường đi vào bản. Nhà nào cũng sẽ dành ra một ít đất để trồng, chăm sóc cây chàm.
Thường thì công việc ủ chàm, nhuộm vải sẽ được thực hiện vào mùa hè và mùa thu bởi đây là thời điểm thời tiết khô, nhiều nắng. Tấm vài được nhuộm cũng vì thế mà nhanh khô, màu sắc sẽ đẹp hơn.
Cụ bà Tráng Già Mìn (thôn Yểng) cho biết, ủ chàm nhuộm vải là một công việc quan trọng tâm linh trong năm, ngoài việc chọn thời tiết tốt thì ngày cũng quan trọng. Tấm vải chàm sẽ được dệt thành những bộ quần áo và theo người Nùng suốt đời.
Lá chàm sau khi hái về sẽ được làm sạch, cho vào thùng ngâm với nước suối. Sau đó đến công đoạn khuấy cho lá chàm hoà tan với nước tạo nên một màu xanh sóng sánh, rồi chờ tinh bột lắng xuống thì lấy ra.
Tinh bột chàm tiếp tục được hoà với vôi bột, tro bếp và rượu, hỗn hợp này chỉ có người Nùng mới nắm được bí quyết bởi nó sẽ quyết định tới màu sắc của vải cũng như độ bền màu nhuộm. Ở công đoạn này sẽ cần tới đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Nùng.
"Đã thành lệ từ xa xưa truyền lại, một tấm vải chàm sẽ chỉ được làm ra bởi một người và người đó phải thực hiện các công đoạn từ đầu đến cuối. Tuyệt nhiên không được ngó vào thùng chàm của nhau để tránh vía độc" - bà Mìn chia sẻ.
Đặc biệt, ở xã Hùng Lợi còn có con suối Nằm Đặt chảy qua một số thôn bản, mùa đông nước ấm áp còn mùa hè thì lại mát lạnh. Không ai biết con suối này có từ khi nào nhưng người Nùng vẫn bảo nhau lấy nước từ đây về ủ chàm, tấm vải cũng sẽ có màu sắc tươi đẹp hơn.
Ông Sùng Văn Tây - Trưởng thôn Yểng cho biết, theo tiếng Nùng thì suối Nặm Đặt có nghĩa là nước nóng. Ở giữa lòng suối có một mạch nước ngày đêm phun trào từ dưới lòng đất lên, quanh năm như vậy.
"Đến mùa nhuộm vải, bà con trong thôn bảo nhau ra đây gánh nước suối về để ủ chàm bởi nước ở suối rất trong và sạch. Ngoài ra mùa khô các nơi thiếu nước nhưng con suối Nặm Đặt này vẫn có mạch ngầm chả lên, không lo hết" - ông Sùng Văn Tây nói.
Ngày nay, trước sự phát triển của kinh tế xã hội, trong trang phục thường ngày của người Nùng cũng có sự thay đổi. Tuy vậy, nhiều người Nùng ở xã vùng cao Hùng Lợi vẫn gìn giữ việc nhuộm vải tràm như một nét truyền thống của dân tộc mình.
Ông Linh Văn Chi - Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi cho biết, hiện nay trên địa bàn, người Nùng chủ yếu sinh sống tại các thôn Yểng và Bum Kẹn với khoảng hơn 120 hộ dân. Đây đều là những thôn bản xa xôi và đời sống còn nhiều khó khăn.
Phong tục của người Nùng cũng rất đa dạng từ tập quán sinh hoạt, nhà ở cho đến trang phục. Ngoài những lúc làm công việc đồng áng, đi rừng thì đồng bào vẫn hay mặc trang phục truyền thống được nhuộm từ cây chàm.
"Đồng bào Nùng ở đây nhuộm vải không phải bán buôn gì mà chủ yếu để may trang phục truyền thống của dân tộc. Số người còn biết cách ủ chàm, nhuộm vải không nhiều, được biết bà con cũng đang tích cực truyền dạy lại cho thế hệ trẻ để giữ lại truyền thống tốt đẹp" - ông Chi thông tin.
Câu nói 'Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác' của anh Lý Tự Trọng luôn là ngọn hải đăng soi sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển, lý tưởng cách mạng ấy được tiếp nối bằng những hành động thiết thực của thanh niên trên hành trình lập thân, lập nghiệp.
Sáng 26-5, chương trình chạy bộ từ thiện Andros The Race Lakes (mùa thứ 6) có khoảng 3000 người tham gia, trong đó gần 600 người là trẻ mồ côi.
Các công ty lữ hành không bị ảnh hưởng nhiều vì bão Yagi nhưng ngành du thuyền tại Hạ Long 'chịu tổn thất nặng hơn cả Covid-19'.
Du khách 65 tuổi bị cảnh sát Nhật bắt vì khắc chữ lên cổng đền Meiji Jingu, một trong những đền thờ nổi tiếng nhất nước.
Sáng 14/9, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Phú Thọ thành lập “ Đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ khắc phục sau bão lũ tại huyện Hạ Hoà” với hơn 300 tình nguyện viên là đoàn viên thanh niên, sinh viên trong và ngoài tỉnh.
Một người đàn ông Nhật Bản 38 tuổi vừa bị bắt với cáo buộc quấy rối vợ bằng hơn 100 cuộc gọi ẩn danh mỗi ngày.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 4/5, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết mở rộng điều tra vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan, ngày 30/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để...
Một đoạn video ghi lại cảnh xung đột của một cặp vợ chồng trên đường phố đã thu hút sự chú ý, bình luận sôi nổi của cộng đồng mạng Nhật Bản và Trung Quốc. Được biết, đoạn video được ghi lại vào tối 15/4 tại Shinjuku, một trong những quận đông đúc nhất của Tokyo (Nhật Bản), South China Morning Post đưa tin. Kiến ThứcVợ bạo lực gia đình chồng nơi công cộng, chồng nhẫn nhịn hứng chịu1 Vợ bạo hành chồng giữa đường phố Tokyo. Theo đó, một người phụ...
Dự kiến ngày mai 9-9 sẽ có đoàn 100 thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế lên đường đi Hải Phòng để hỗ trợ người dân bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi.