Còn 1% khối lượng, hai năm làm mãi không xong vì không giải tỏa được nhà đường sắt, Quảng Ngãi phải điều chỉnh mặt đường nhỏ lại.
Sáng 8-11, đơn vị thi công đang thảm bê tông tỉnh lộ 624 ngay nút giao với đường sắt. Con đường rộng 12m đến đoạn này thắt nhỏ, cong queo vì không thể giải tỏa được nhà xuống ban của đường sắt, là tài sản công cấp 1 do Bộ Tài chính quản lý.
Dự án nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 624 khởi công đầu năm 2019, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, dài gần 4,5km, tổng vốn 141 tỉ đồng.
Theo thiết kế, công trình được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công trình giao thông cấp II, tốc độ thiết kế 80km/h.
Đoạn giao nhau với đường sắt (xã Nghĩa Điền) có bề rộng mặt đường 12m (mặt đường rộng 11m, lề đường mỗi bên 0,5m).
Tuyến đường kết nối TP Quảng Ngãi với các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ và lên Tây Nguyên. Đây cũng là cửa ngõ dẫn lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Tỉnh lộ 624 thời gian qua quá tải, tỉnh Quảng Ngãi tập trung xây dựng. Cuối năm 2021, 99% khối lượng đã hoàn thành.
Khi 10 hộ dân cuối cùng bàn giao mặt bằng, dự án vẫn tiếp tục đứng bánh vì vướng nhà xuống ban của ngành đường sắt. Theo chủ đầu tư, năm 2018 khi thiết kế tuyến đường, đã làm việc với ngành đường sắt, mãi vẫn không có chuyển biến tích cực.
"Nhà xuống ban là tài sản công cấp 1 do Bộ Tài Chính quản lý, thủ tục giải tỏa quá phức tạp. Chúng tôi đi tận nơi làm việc, gửi hàng chục văn bản đến rất nhiều cơ quan liên quan. Ròng rã nhiều năm, nỗ lực hết sức vẫn không có lối ra", cán bộ trực tiếp làm hồ sơ dự án cho biết.
Thậm chí bộ trưởng và thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải rất quan tâm chỉ đạo ngành đường sắt hỗ trợ để Quảng Ngãi giải tỏa, thực hiện tỉnh lộ 624 nhưng kết quả vẫn bằng 0. Sau nhiều năm theo đuổi, giải tỏa "nhà xuống ban" làm tuyến đường thẳng rộng như thiết kế, chủ đầu tư hết kiên nhẫn.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi điều chỉnh dự án, giữ nguyên bề rộng mặt đường ở nút giao nhau với đường sắt để thi công đưa công trình về đích.
"Nhu cầu đi lại của người dân rất cấp thiết, chúng tôi không thể để đoạn đường tiếp tục trì trệ. Mà nói thật, có chờ cũng chẳng biết khi nào thủ tục xong, giải tỏa tài sản công cấp 1 này", chủ đầu tư nói.
Ghi nhận hiện trường, nhà xuống ban một mặt giáp tỉnh lộ 624, mặt còn lại giáp đường sắt. Khối nhà hiện xuống cấp, bỏ hoang (chỉ duy nhất một phòng có người sinh sống).
Khối nhà cấp bốn này làm từ mấy chục năm trước, để công nhân đường sắt nghỉ ngơi khi hết ca. Hiện những công nhân đường sắt hết ca đều về nhà bởi việc đi lại không còn khó khăn như mấy chục năm trước.
Theo thiết kế, tỉnh lộ 624 khi đền bù giải tỏa nhà xuống ban sẽ thẳng và rộng. Không giải tỏa được đã thành nút thắt cổ chai, cong queo. Để "bo ép" tuyến đường, đơn vị thi công phải nén cong đoạn đường tạo thêm không gian cho xe cộ lưu thông.
Bà Lê Thị Nhân (sống gần đoạn đường) nói "Đáng ra điểm giao nhau với đường sắt phải rộng thoáng, đằng này lại chật hẹp. Mỗi lần tôi đứng chờ tàu rất sợ, bởi đường rất dốc và xe tải, ô tô quá nhiều, ai cũng nhích từng chút".
Theo chủ đầu tư, việc điều chỉnh dự án, giữ nguyên mặt đường nút giao nhau với đường sắt vì không còn phương án tốt hơn. Nếu tiếp tục chờ chẳng biết đến khi nào mới xong.
Ông Nguyễn Quốc Hận, phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau, chỉ ra bất cập khi tồn tại lượng lớn diện tích đất hoang hóa tại các địa phương.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được quy hoạch nâng công suất khai thác cho các giai đoạn tiếp theo sẽ là tiền đề để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Sau 3 tháng huấn luyện, gần 1.700 chiến sĩ thuộc Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc đã luyện tập võ thuật, sử dụng súng và các vũ khí quân dụng sẵn sàng tham gia chống khủng bố, trấn áp tội phạm để bảo vệ sự yên bình cho Tổ quốc và nhân dân.
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai phối hợp Tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề 'Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt ở Việt Nam' tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Ngày 21/5, một nhóm gồm 7 thanh niên và học sinh đi tắm suối thì bất ngờ gặp lũ, người dân kịp thời cứu được 3 người.
Theo báo cáo công bố chính thức của tổ chức StartupBlink, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1 bậc để lên vị trí 110 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay.
Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Theo công bố mới nhất của Đại học Kinh tế TP.HCM, doanh thu nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ năm 2023-2024 đạt 526,6 tỷ. Số tiền này chiếm khoảng 30% doanh thu của trường. Năm 2023-2024, Đại học Kinh tế TP.HCM có doanh thu 1.721,4 tỷ đồng. Trong đó thu từ ngân sách là 7,3 tỷ đồng; từ học phí là 1.068,8 tỷ đồng, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là 526,6 tỷ đồng; từ nguồn hợp pháp khác là 118,7 tỷ đồng. Đại học Kinh tế...
Khóc nghẹn khi trình bày với tòa, bà Tám nói 'không một chút oán hận' anh trai dù bị tạt xăng đốt phải mang thương tật nặng, tha thiết xin giảm án cho bị cáo.