Ngành điện TP.HCM đã đạt hạng nhì sáng tạo khoa học công nghệ với công trình Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống giám sát vận hành trạm biến áp phân phối với chương trình quản lý mất điện và bản đồ địa dư.
Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ - VIFOTEC để vinh danh các sáng tạo khoa học công nghệ, do Hội Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng liên đoàn Lao động và Trung ương Đoàn tổ chức.
Giải thưởng này tôn vinh các nhà khoa học, công nghệ đã có những công trình có giá trị, kinh tế - xã hội lớn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam.
Đợt này có 130 công trình tham dự trong các lĩnh vực: Cơ khí, tự động hóa; Công nghệ vật liệu; Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; Công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.
Với công trình "Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống giám sát vận hành trạm biến áp phân phối với chương trình quản lý mất điện và bản đồ địa dư", do tiến sĩ Luân Quốc Hưng - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cùng các cộng sự xây dựng đã đạt hạng nhì.
Công trình này triển khai từ năm 2021 đến nay, đã được đánh giá cao bởi tính ứng dụng thực tiễn và hiệu quả mang lại cho công đồng.
Ông Luân Quốc Hưng cho biết: "Dự án không chỉ đem lại lợi ích cho đơn vị mà phục vụ cho hơn 10 triệu dân TP.HCM. Trong xu hướng chung hiện nay của ngành điện thế giới là phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số, chúng tôi đã hoàn tất xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện cao, trung thế.
Chúng tôi có 2 trung tâm điều khiển, 100% trạm 110kV không người trực, 100% tuyến dây trung thế vận hành tự động. Tiếp nối những thành tựu đó, công trình này ra đời với mục tiêu đặt nền tảng ban đầu cũng như định hướng cho việc xây dựng tự động hóa lưới điện hạ thế.
Lần đầu tiên trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ngành điện TP.HCM đã nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống giám sát trạm biến áp phân phối cận thời gian thực. Hiện tại, hệ thống này đã được đưa vào sử dụng để giám sát các trạm biến áp điện phân phối. Công trình không những là công cụ đắc lực để ngành điện giám sát vận hành lưới điện, mà còn ứng dụng cho công tác chăm sóc khách hàng", ông Hưng chia sẻ.
Ông Hưng cho biết thêm đây là nền tảng để triển khai việc nhắn tin tự động thông báo mất điện đến khách hàng qua tổng đài đa kênh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của ngành điện. Từ khi đưa ứng dụng công trình này vào thực tiễn, ngành điện TP.HCM đã tiết kiệm được khoảng 85 tỉ đồng/năm.
Giải thưởng này tôn vinh các nhà khoa học, công nghệ đã có những công trình có giá trị, kinh tế - xã hội lớn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam.
Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng trước làn sóng trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU), khẳng định bất kỳ hành động không thân thiện nào của phương Tây sẽ gặp phải “phản ứng cần thiết”.
Trước phản ứng gay gắt của tập thể cư dân dự án chung cư Công an quận Hoàng Mai (số 79 Thanh Đàm, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, TP...
Nga thiếu khoảng 4,8 triệu lao động trong năm 2023 và dự kiến vẫn sẽ cấp bách trong năm 2024, báo Izvestia dẫn lời các chuyên gia và nghiên cứu từ Viện Kinh tế học Nga cho biết.
Công an quận Hoàng Mai ( TP Hà Nội) vừa công khai danh sách 160 cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, yêu cầu dừng hoạt động do vi phạm quy định PCCC trên địa bàn. Nhiều địa điểm dù bị xử phạt, đình chỉ, và yêu cầu dừng hoạt độngnhưng loạt chung cư và cơ sở kinh doanh 'có tiếng' vẫn ngang nhiên hoạt động, phớt lờ cảnh báo của lực lượng chức năng.
Theo tính toán, việc cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024 sẽ được đảm bảo, tuy nhiên vẫn cần quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện.
Bình Thuận - Trước phản ánh của nhà thầu về tình trạng tháo trộm trụ và cắt phá lưới thép gai bảo vệ an toàn giao thông trên cao tốc...
Cà Mau - Ngày 25.10, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp Cà Mau năm 2023 (CamaUP’23).
Chính phủ yêu cầu không để xảy ra 'vàng hóa' nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế vĩ mô.
Tại xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, một làn sóng thay đổi đang diễn ra từ những câu chuyện giản dị của những người phụ nữ dân tộc thiểu số. Họ là những người đang nỗ lực viết lại câu chuyện cuộc đời mình với sự hỗ trợ từ chương trình vay vốn không lãi suất từ dự án “Góp tiếng nói - Thêm bình đẳng”.