Ngày 29-9, Điện Kremlin cho biết Nga đã soạn thảo các sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân và sẽ chính thức hóa trong thời gian tới.
Hãng tin Reuters nhận định thông báo này có nghĩa các tài liệu liên quan nêu rõ những tình huống mà Mátxcơva có thể sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ được cập nhật.
“Các sửa đổi đã được soạn thảo và sẽ chính thức hóa”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với truyền thông Nga.
Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25-9 đã công bố loạt đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này. Điểm cập nhật chính là mở rộng danh sách "những mối đe dọa quân sự" nằm trong phạm vi áp dụng chính sách răn đe hạt nhân của Nga.
Theo đó, ông Putin nhấn mạnh bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Nga từ một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đều được coi là “một cuộc tấn công chung chống lại Liên bang Nga”.
Theo tuyên bố từ ông Putin, Nga sẽ kích hoạt vũ khí hạt nhân trong trường hợp nước này thu thập được thông tin đáng tin cậy về một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa, máy bay hoặc drone nhằm vào Nga, cũng như phát hiện sự xâm phạm qua biên giới quốc gia Nga.
Quyết định thay đổi học thuyết hạt nhân chính thức của Nga được coi là câu trả lời của Điện Kremlin trước các cuộc thảo luận ở Mỹ và Anh về việc có nên cho phép Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây tấn công vào lãnh thổ Nga hay không.
Tổng thống Putin đã vạch ra “lằn ranh đỏ” cho Mỹ và các đồng minh, cũng như ám chỉ rằng Mátxcơva sẽ xem xét việc đáp trả bằng vũ khí hạt nhân nếu những nước này cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
“Điện Kremlin thường xuyên sử dụng các lời đe dọa hạt nhân. Mỗi lần Kiev được viện trợ vũ khí mới, được cho phép sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga hoặc tấn công vào các hệ thống cảnh báo tên lửa của Nga, Mátxcơva lại đưa ra các lời đe dọa hạt nhân”, chuyên gia hạt nhân người Nga Maxim Starchak lập luận.
Theo báo Washington Post, Ukraine - quốc gia không có vũ hạt nhân - đã nhận viện trợ quân sự từ Mỹ và các nước sở hữu vũ khí hạt nhân kể từ khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine vào tháng 2-2022.
ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Truyền thông Iran tố Israel tập kích Syria khiến 16 người thiệt mạng, trong đó có một cố vấn thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo nước này.
UAV Lancet đánh trúng cường kích Su-25 Ukraine đậu tại căn cứ Dolgintsevo, địa điểm cách tiền tuyến hơn 70 km và từng nhiều lần bị tập kích.
Bộ An ninh Panama (Minseg) hôm 24/6 thông báo từ đầu tháng 6 đến nay, cảnh sát nước này đã tịch thu hơn 3 tấn ma túy, trong đó chủ yếu là cocaine, tại các tỉnh Colón, Panama Oeste và Coclé.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres sẽ thăm Trung Á từ ngày 29/6-7/7, với điểm dừng đầu tiên là Uzbekistan.
Theo thông tin từ đài truyền hình Ecuavisa và hiệp hội báo chí của Ecuador, ông Fernando Villavicencio - ứng cử viên tổng thống nước này đã bị ám sát trong một sự kiện vận động tranh cử ngày 9/8.
Quốc hội Ukraine thông qua dự luật huy động quân, bỏ điều khoản cho phép binh sĩ phục vụ đủ 36 tháng được về hậu phương nghỉ ngơi.
Tỷ phú Mike Lynch muốn đi du thuyền khắp Địa Trung Hải để ăn mừng phán quyết vô tội tại Mỹ, nhưng hành trình nhanh chóng biến thành thảm kịch.
Phía Kiev bày tỏ quan điểm về chuyến thăm Moscow nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột Nga-Ukraine của Thủ tướng Hungary Viktor Orban.