Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

15:50 15/07/2024

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.

Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông
Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông. (Nguồn: thesecuritydistillery)

Xác định vai trò chiến lược của Đông Nam Á

Từ sau khi Chính sách hướng Đông (Look East Policy - LEP) được đổi tên thành Chính sách Hành động hướng Đông (Act East Policy - AEP) vào năm 2014 dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi, Ấn Độ luôn ý thức được vai trò chiến lược và ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á đối với việc thực hiện chính sách nhằm khẳng định vai trò lớn hơn, xứng đáng hơn của Ấn Độ với vị thế của một cường quốc ở khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, phải tới cuối năm 2022, truyền thông Ấn Độ mới thực sự hoạt động mạnh mẽ trong việc đưa tin về các vấn đề xoay quay chính sách này.

Trong quá trình đẩy mạnh thực hiện chính sách AEP, truyền thông Ấn Độ đã có nhiều động thái quan trọng. Có thể kể đến một số hoạt động như tăng cường phản ánh về các sự kiện và chính sách trong khu vực Đông Á, tập trung vào việc báo cáo, phân tích các diễn biến chính trị, kinh tế và an ninh trong khu vực Đông Á; tạo ra các chiến lược truyền thông đa dạng như hội thảo, diễn đàn, chương trình truyền hình để tăng cường nhận thức và hiểu biết về AEP ở trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của mạng xã hội và truyền thông kỹ thuật số, truyền thông Ấn Độ đã và đang tạo ra những nội dung phù hợp về AEP để thu hút nhiều hơn sự chú ý của nhóm công chúng trẻ và nhóm người thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Những động thái trên chỉ là một phần nhỏ trong các hoạt động truyền thông đẩy mạnh chính sách và hoạt động của AEP, từ đó tăng cường vai trò và tầm ảnh hưởng của Ấn Độ đến khu vực Đông Á.

Việc nghiên cứu về cách mà truyền thông Ấn Độ đóng góp vào quá trình phát triển AEP của Ấn Độ thông qua các mục tiêu, nội dung, hướng tiếp cận và các nhân tố tác động cả bên trong và bên ngoài, cũng như việc dự báo, sẽ đóng góp vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung và AEP nói riêng. Đặc biệt khi Việt Nam là một trong những "Đối tác chiến lược toàn diện" của Ấn Độ, việc nghiên cứu về truyền thông Chính sách Hành động Hướng Đông trở nên cấp thiết và có giá trị cả về khoa học lẫn thực tiễn.

Ba hướng tiếp cận

Truyền thông Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.

Thứ nhất, truyền thông Ấn Độ nhấn mạnh ASEAN là trụ cột và tầm nhìn quan trọng trong chính sách Hành động Hướng Đông của nước này đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN theo hình thức trực tuyến ngày 23/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar nhấn mạnh rằng, “một châu Á đa cực” và “một thế giới đa cực” đang ngày càng trở nên rõ nét. Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của ASEAN và Ấn Độ trong việc giải quyết các vấn đề của trật tự thế giới mới, nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác và phối hợp nhiều hơn nữa.

Khẳng định này không chỉ xuất hiện mới đây mà đã được truyền thông, báo chí Ấn Độ nhấn mạnh từ sớm khi Chính sách EAP được triển khai mạnh mẽ hơn tại khu vực ASEAN, đặc biệt là sau khi Ấn Độ và ASEAN nâng tầm mối quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 19 diễn ra tại Campuchia, ngày 12/11/2022.

Những tháng đầu năm 2024, hai tờ báo Times of IndiaHindustan Times tập trung đưa tin về những tiến triển đi vào thực chất của EAP khu vực ASEAN. Đề cập vai trò trụ cột của ASEAN trong Chính sách EAP, nhưng nội dung các bài báo nhấn mạnh nhiều hơn vào hợp tác của Ấn Độ và ASEAN trong giai đoạn này như việc tập trung vào các chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt và kết quả cụ thể, bao gồm việc hoàn thành sớm việc xem xét Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIGA) và các vấn đề khu vực cùng quan tâm.

Thứ hai, truyền thông Ấn Độ tập trung phản án Chính sách EAP đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến nay, cả 3 tờ báo lớn của Ấn Độ là The Times of India, Hindustan TimesORF (Observer Research Foundation) đều có mật độ đưa tin với khung truyền thông vai trò của chính sách Ấn Độ tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khá cao.

Qua loạt tin, bài xuất hiện liên tục trên các trang truyền thông đại chúng, có thể nhận thấy truyền thông Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhận thức của công chúng về AEP và tác động của nó đối với sự ổn định phát triển và hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đồng thời, việc sử dụng các từ khóa nhất quán và chiến lược trong các bài báo giúp xây dựng hình ảnh Ấn Độ như một cường quốc có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Thứ ba, truyền thông tuyên truyền mạnh mẽ về việc Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối.

Thời gian qua, Ấn Độ đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong việc xây dựng đường bộ, đường sắt và cảng biển để cải thiện kết nối với các quốc gia Đông Nam Á. Một ví dụ điển hình là Dự án Đường cao tốc Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan (India-Myanmar-Thailand Trilateral Highway) kết nối ba quốc gia qua một hành lang đường bộ dài 1.400 km.

Thông qua Sáng kiến Đại dương Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Ocean Initiative - IPOI) ra mắt năm 2019, Ấn Độ và Australia đã hợp tác trong các lĩnh vực giảm thiểu và quản lý rủi ro thiên tai, kết nối thương mại và vận tải hàng hải, xây dựng năng lực và chia sẻ tài nguyên.

Như vậy, có thể thấy được truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính: ASEAN là trụ cột và tầm nhìn quan trọng trong Chính sách EAP của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Chính sách EAP đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối.

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương diễn biến phức tạp do căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước lớn khác như bộ tứ QUAD (Nhật, Mỹ, Australia, Ấn Độ), truyền thông quốc tế Ấn Độ đóng vai trò trung tâm trong việc đưa Chính sách EAP đến với thế giới bằng một thông điệp mạnh mẽ về một Ấn Độ có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong không chỉ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà còn trên phạm vi toàn thế giới.

Trong tương lai truyền thông quốc tế Ấn Độ sẽ tiếp tục nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong Chính sách EAP, truyền tải mạnh mẽ thông điệp về vai trò của Chính sách EAP nói riêng và Ấn Độ nói chung trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường truyền thông về vai trò của AEP trong thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế phát triển bền vững.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Ukraine tuyên bố Nga mất gần 5.800 lính trong một tuần

Ukraine tuyên bố Nga mất gần 5.800 lính trong một tuần

10:10 18/03/2024

Quân đội Ukraine cho rằng Nga mất gần 5.800 quân nhân trong tuần qua khi lực lượng này tiếp tục mở các mũi tiến công về phía tây.

Ông Medvedev: Nga thể hiện kiềm chế khi chưa dùng vũ khí hạt nhân

Ông Medvedev: Nga thể hiện kiềm chế khi chưa dùng vũ khí hạt nhân

08:40 15/09/2024

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev nói nước này đã có đủ lý do để dùng vũ khí hạt nhân, nhưng tới nay vẫn kiềm chế.

Cơ sở năng lượng Kiev bị phá hủy sau đòn tấn công của Nga

Cơ sở năng lượng Kiev bị phá hủy sau đòn tấn công của Nga

21:50 31/05/2024

Ukraine tuyên bố chặn tên lửa hành trình và 4 UAV tự sát Nga nhằm vào Kiev, nhưng mảnh vỡ đã làm hư hỏng hạ tầng năng lượng thành phố.

Tư lệnh Anh: Ukraine sẽ tăng tập kích sâu vào lãnh thổ Nga

Tư lệnh Anh: Ukraine sẽ tăng tập kích sâu vào lãnh thổ Nga

09:10 27/04/2024

Tư lệnh quân đội Anh nhận định Ukraine chuẩn bị tăng cường các cuộc tập kích sâu vào lãnh thổ Nga sau khi nhận vũ khí tầm xa từ phương Tây.

Thẩm phán xét xử Trump bị dọa đánh bom

Thẩm phán xét xử Trump bị dọa đánh bom

08:10 12/01/2024

Nhà của thẩm phán Arthur Engoron, chủ tọa xử vụ kiện gian lận chống lại ông Trump ở New York, bị dọa đánh bom vài giờ trước phiên tranh tụng cuối cùng.

Ông Biden có thể đã gỡ rào vũ khí tầm xa cho Ukraine

Ông Biden có thể đã gỡ rào vũ khí tầm xa cho Ukraine

08:45 18/11/2024

Truyền thông Mỹ nói ông Biden đã cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công mục tiêu nằm sâu trong đất Nga, thay đổi lớn về chính sách.

Nghị sĩ hàng đầu đảng Dân chủ kêu gọi ông Biden dừng tranh cử

Nghị sĩ hàng đầu đảng Dân chủ kêu gọi ông Biden dừng tranh cử

09:30 18/07/2024

Nghị sĩ Adam Schiff, người có ảnh hưởng hàng đầu trong đảng Dân chủ, nói Tổng thống Biden khó đánh bại Donald Trump và kêu gọi ông ngừng tranh cử.

Tổng thống Nga Putin chính thức đặt chân vào cuộc đua tranh cử, gửi lời cảm ơn tổ chức này

Tổng thống Nga Putin chính thức đặt chân vào cuộc đua tranh cử, gửi lời cảm ơn tổ chức này

10:30 19/12/2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức đệ trình tất cả những giấy tờ cần thiết lên Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) để tái tranh cử vị trí lãnh đạo đất nước vào năm 2024.

Nga lần đầu tung bằng chứng dùng 'siêu bom' ở Ukraine

Nga lần đầu tung bằng chứng dùng 'siêu bom' ở Ukraine

14:40 15/07/2024

Bộ Quốc phòng Nga công bố video thả bom FAB-3000 xuống lãnh thổ Ukraine, biến đây thành loại bom mạnh mẽ nhất từng được Nga sử dụng trong cuộc chiến tại đây.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới