Ngày 22/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Geir Pedersen đã chỉ ra 7 trở ngại lớn mà chính quyền lâm thời ở Syria đang phải đối mặt.
Loạt trở ngại lớn mà chính quyền lâm thời Syria phải đối mặt, Damascus nhắc nhở Iran 'hãy ở yên' |
Đặc phái viên LHQ về Syria Geir Pedersen (ngoài cùng, bên phải) tại buổi họp báo ngày 22/1. (Nguồn: THX) |
Theo THX, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Damascus ngày 22/1, ông Pedersen nêu rõ: "Trở ngại thứ nhất là thống nhất các nhóm vũ trang thành một lực lượng quân đội quốc gia. Thứ 2 liên quan những thách thức cụ thể ở vùng Đông Bắc Syria. Thứ 3 là bảo vệ tất cả người dân Syria".
Tin liên quan |
Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ vai trò của Pháp trong vấn đề Syria, tuyên bố chỉ đối thoại với Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ vai trò của Pháp trong vấn đề Syria, tuyên bố chỉ đối thoại với Mỹ |
Các trở ngại tiếp theo gồm "quá trình chuyển tiếp chính trị, công lý chuyển tiếp, các biện pháp trừng phạt cũng như việc phục hồi kinh tế và tái thiết, cuối cùng là sự hiện diện của Israel".
Nhấn mạnh quá trình chuyển tiếp chính trị, với Hiến pháp mới và các cuộc bầu cử tự do, phải do người Syria làm chủ và lãnh đạo thì mới có thể thành công, ông Pedersen nói thêm, Damascus cần một quá trình chuyển đổi toàn diện.
Đặc phái viên LHQ cũng kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt để đẩy nhanh quá trình tái thiết Syria, cho rằng quốc gia Trung Đông có thể cần thời gian để đàm phán với chính phủ Mỹ trước khi các biện pháp trừng phạt có thể được bãi bỏ.
Đề cập những lo ngại về vùng Đông Bắc Syria, nhất là xung đột giữa các nhóm vũ trang được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ và các nhóm chiến binh do người Kurd lãnh đạo và được Mỹ hậu thuẫn, ông Pedersen cho rằng, nên tạo cơ hội cho các cuộc đàm phán đang diễn ra, đồng thời cảnh báo sự thù địch giữa chính phủ lâm thời và các lực lượng vũ trang địa phương ở nước này sẽ không phục vụ lợi ích của bất kỳ ai.
Ông Pedersen tái khẳng định LHQ sẵn sàng hỗ trợ chính quyền chuyển tiếp ở Syria, song cho rằng quá trình chuyển tiếp chính trị ở quốc gia Trung Đông này sẽ đòi hỏi sự hợp tác của cộng đồng quốc tế.
Liên quan tình hình Syria, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền lâm thời Syria Abu Qasra phát biểu với phóng viên tạp chí Al-Majalla rằng: "Chúng tôi không muốn Iran can thiệp vào các vấn đề của Syria. Chúng tôi không hoạt động trong lãnh thổ Iran mà chỉ hoạt động trong lãnh thổ Syria và các ông nên ở yên trong đất nước mình".
Về thỏa thuận quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền lâm thời bày tỏ sẵn sàng ký kết và vấn đề này sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Ankara sắp tới của đại diện Syria. Ông Abu Qasra nói thêm rằng đại diện của chính quyền lâm thời ở Syria cũng dự định thăm một số quốc gia Arab và châu Âu trong tương lai gần.
Theo 4 nguồn thạo tin, Philippines đã tiến hành gia cố đáng kể tàu hải quân BRP Sierra Madre có từ thời Thế chiến Thứ II mắc cạn ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, đủ để duy trì tiền đồn này trong ít nhất một thập kỷ tới.
Cố vấn đối ngoại của chính phủ lâm thời Bangladesh, ông Mohammed Touhid Hossain, nói rằng khi các vụ án chống lại cựu Thủ tướng Sheikh Hasina gia tăng, Bộ Nội vụ và Luật pháp nước này có thể cân nhắc việc dẫn độ bà nhưng điều đó sẽ tạo ra một “tình thế khó xử cho chính phủ Ấn Độ”.
Ông Putin xin lỗi một phụ nữ Nga về hưu trong buổi họp báo thường niên, sau khi bà phàn nàn về giá trứng gà tăng vọt.
Với một thái độ dí dỏm, ông Biden tuyên bố 'Tôi đã trở lại' khi nhận được câu hỏi về việc liệu ông có cân nhắc lại quyết định rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng hay không.
Quân đội Nga thông báo bắn hạ 58 UAV tự sát Ukraine, trong đợt tấn công quy mô lớn ngày thứ hai liên tiếp vào lãnh thổ nước này.
Truyền thông Nga tiết lộ hệ thống phòng không S-500 của nước này đã bắn hạ thành công vũ khí siêu vượt âm trong thử nghiệm gần đây.
Ngày 20/4, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ tới Trung Quốc từ 24-26/4.
Ngày 31/7, Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 203 năm Quốc khánh Cộng hoà Peru (28/7/1821-28/7/2024) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru (14/11/1994-14/11/2024).
Ít nhất 12 người thiệt mạng và 39 người bị thương trong vụ nổ tại nhà máy niken trên đảo Sulawesi, Indonesia.