Theo những diêm dân, từ tháng 4 đến tháng 6, khi những ngọn gió nồm thổi về và nắng vàng gay gắt là thời điểm thuận lợi nhất để làm ra được những hạt muối trắng to, đậm vị và chắc nhất. Chính vì vậy, những ngày này, ai nấy cũng đều tấp bật lao động để làm ra những hạt muối tinh khiết.
Hơn 20 năm nay gắn bó với nghề, ông Nguyễn Văn Kiệt (58 tuổi, xã Bạch Long) cho hay, để làm ra những hạt muối, diêm dân phải ra ruộng lúc mặt trời chưa ló rạng và trở về nhà lúc chiều muộn.
Trong đó, công đoạn đầu tiên khi làm muối là múc nước biển dẫn vào khe giữa ruộng cát. Nước biển theo đó thẩm thấu vào luống cát giống. Sau khoảng nửa ngày, khi ruộng cát chuyển màu sẫm do lớp muối bám chặt, chúng tôi bắt đầu gom cát lại, lọc cùng nước biển. Sau đó là công đoạn phơi nước chạt, thu hoạch muối.
“Cả ngày vất vả, niềm vui lớn nhất là nhìn lớp nước mặn bốc hơi, để lại hạt muối trắng. Muối sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào nhà kho để bảo quản và chờ bán. Vụ muối năm nay được giá hơn những năm trước, giá dao động từ 2.000 - 3.000 đồng/kg” - ông Kiệt nói.
Theo bà Hoàng Minh Hồng (54 tuổi), trước đây, xã Bạch Long là một trong những khu vực có cánh đồng muối lớn nhất khu vực miền Bắc. Sản lượng mỗi năm tại đây lên đến hàng chục nghìn tấn.
Thế nhưng, những năm gần đây, trên cánh đồng muối bạt ngàn ngày càng vắng bóng dáng diêm dân, bởi thu nhập mang lại từ nghề muối khá ít ỏi. Những người còn mặn mòi với nghề này hầu như chỉ còn những người lớn tuổi làm nghề lâu năm. Không chỉ vậy, muối làm ra còn phải chịu ép giá của các lái buôn.
“Làm nghề này, diêm dân luôn thấp thỏm trông trời nhìn đất. Ngày nắng, muối làm ra nhiều, giá lại hạ, người dân vất vả còn thua lỗ. Mưa nhiều, ít nắng thì muối mất mùa, giá lại đẩy lên cao mà không có để bán. Vậy nên bao nhiêu năm, người làm muối vẫn cứ quanh quẩn với cái nghèo” - bà Hồng nói.
Được biết, để hỗ trợ người dân duy trì nghề muối, UBND xã Bạch Long đã cho quy hoạch lại vùng sản xuất muối. Những vùng sản xuất kém hiệu quả được đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi sang đất trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, địa phương cũng đề ra chỉ tiêu sản xuất 10.000 tấn muối/năm và hỗ trợ đưa muối về cơ sở sản xuất muối sạch.
Cảnh báo tình trạng ồ ạt mở rộng diện tích trồng sầu riêng theo phong trào sẽ gây hậu quả khó lường.
Ba đập thép tạm tại các cửa sông Trà Tân, Ba Rài, Phú An (Cai Lậy) nối ra sông Tiền sẽ được triển khai khi độ mặn tăng cao nhằm bảo vệ 'thủ phủ' sầu riêng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức lễ khởi động Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Đây là diện tích lúa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu.
Tổng cục Thuế vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thanh Vỹ giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục thuế Nghệ An và bà Chu Thanh Hường giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục thuế Bắc Giang.
Một số trường học ở Quế Võ xây dựng khi chậm trình cấp có thẩm quyền giao đất. Tuy nhiên, đây là những khu đất đã được UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản về việc giới thiệu địa điểm để lập dự án xây dựng.
Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM chia sẻ tuần nào ông cũng ăn phở, và thường mời các vị khách thưởng thức món ngon Việt Nam.
Tỉnh Bình Định hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất liên quan việc 2 chị em ruột cùng đấu giá một lô đất.
Sau cam sành, đến bưởi Năm Roi rớt giá và sản lượng đạt thấp khiến cho nhiều nông dân ở thị xã Bình Minh ( tỉnh Vĩnh Long ) đang...
Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.