Di sản mộ và đền thờ thượng tướng Lê Bôi, công thần khai quốc Lê sơ

13:10 01/09/2024

Di sản khu mộ và đền thờ Lê Bôi ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định 3777/ VH-QĐ, ngày 23 tháng 12 năm 1995. Theo sách “Danh nhân Hà Tĩnh”, vùng đất Tùng Ảnh, (Việt Yên cũ) do nghĩa quân Lam Sơn khai phá nhằm tự túc binh lương, cũng được sử dụng để phong ấp cho vị công thần khai quốc Lê Bôi, thủy tổ họ Lê ở làng Tùng Ảnh từ nửa đầu thế kỷ XV.

Tìm về Lam Sơn tụ nghĩa khá sớm

Theo sử chép, Lê Bôi (1380 - 1450) tên thật là Phạm Bôi, người làng Địa Linh, (nay thuộc Đông Linh, xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) nhưng sinh ra, lớn lên ở làng Tình Di, huyện Đỗ Gia (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), công thần khai quốc triều Hậu Lê, vua Lê Thái Tổ ban quốc tính họ Lê.

Phạm Bôi là người có sức khỏe hơn người, từ nhỏ đã thích học võ nghệ, rèn luyện kiếm cung. Sinh ra trong bối cảnh họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, gây việc loạn lạc để giặc Ngô thừa cơ xâm lược nước ta. Bấy giờ Phạm Bôi tập hợp lực lượng, luyện tập võ nghệ trận pháp chờ thời cơ đánh giặc. Nghe tin hào trưởng Lê Lợi ở hương Lam Sơn, huyện Lôi Dương, trấn Thanh Hóa dựng cờ khởi nghĩa, Phạm Bôi tìm về ứng nghĩa. Ông có mặt trong 18 người dự hội thề Lũng Nhai, gia nhập quân Lam Sơn. Bấy giờ Bình Định Vương Lê Lợi giao cho ông làm tướng chỉ huy một đội quân 500 người, có nhiệm vụ đánh diệt giặc Ngô ở vùng núi Thanh Hóa.

Lập công được ban biển ngạch công thần, quốc tính họ Lê

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” ngày 20.9.1424, quân Lam Sơn đánh đồn Đa Căng, mở đường tiến thẳng vào đất Nghệ An. Khi vượt qua núi Bồ Lạp thuộc Châu Qùy, gặp giặc đánh nhau chém được đô ty Trần Trung đánh tan quân Phương Chính. Tiến quân đến châu Trà Lân đánh nhau với giặc, chém chết Trương Bản, tướng chỉ huy của giặc Sư Hựu chạy thoát thân. Trần Trí, Phương Chính phải rút về giữ thành Nghệ An. Biết được giặc Minh chuẩn bị voi ngựa, thuyền bè, binh lính chia làm 2 đường đến đánh Đỗ Gia. Vua Lê Thái Tổ sai Lê Liệt đem 1.000 quân đi đường tắt về giữ huyện Đỗ Gia. Quân Minh đến ải Khả Lưu, Bồ Ải đóng doanh trại ở hạ lưu sông Lam. Quân ta nghi binh đốt doanh trại, giả vờ ngược dòng sông trốn đi.

Mộ song táng Lê Bôi và phu nhân. Ảnh: Quốc Tuấn

Trần Trí cho rằng, Lê Lợi đã trốn chạy, kéo đến đóng quân tại doanh trại cũ của nghĩa quân và lên núi đắp thành kiên cố. Lê Lợi cho quân đến khiêu chiến. Giặc Minh ra ngoài lũy để đánh. Quân ta phục sẵn ở Bồ Ải, giữ nơi hiểm yếu: “Vua bèn tung phục binh xông vào trận giặc. Bọn Lê Sát, Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Nhân Chú, Lê Ngân, Lê Tông Kiều, Lê Khôi, Lê Bôi, Lê Văn An tranh nhau lên trước phá giặc, chém đầu giặc không sao kể xiết. Thuyền giặc ngổn ngang, xác chết đuối nghẹn tắc khúc sông, khí giới vứt đầy rừng núi” (Bản kỷ thực lục Q.10). Nghĩa quân bắt sống đô ty Chu Kiệt, chém chết tướng tiên phong Hoành Thành.

Theo sử ký sau chiến thắng Khả Lưu, Bồ Ải, mùa Thu tháng 7 năm 1425 vua Lê Thái Tổ sai Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ đem 1.000 quân, 1 thớt voi vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Nghĩa quân báo tin về liên tiếp thắng trận, nhưng trên chiến trường quân của Trần Hãn và Lê Nỗ ít, mà quân Minh còn rất nhiều. Trần Hãn đã sai người báo tin gấp để xin thêm quân: “Vua sai tiếp bọn Lê Ngân, Lê Bôi, Lê An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến thẳng chỗ đó”. Được tiếp viện, Trần Hãn, Lê Nỗ cùng Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An thừa thắng đánh các xứ Tân Bình, Thuận Hóa, diệt sạch quân Minh, “Tân Bình, Thuận Hóa đều thuộc về ta. Lê Bôi, cùng với Trần Nguyên Hãn và các tướng góp phần làm nên chiến thắng giải phóng châu Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay).

Ngày 17.9.1426, tướng giặc là Lý An, Phương Chính bỏ Nghệ An, chạy ra Đông Quan, chỉ để lại Thái Phúc giữ thành Nghệ An. Thời cơ đến, vua Lê Thái Tổ cử các tướng Lê Bôi, Lê Văn Linh, Lê Ngân, Lê Văn An ở lại vây hãm thành Nghệ An. Sau đó, tháng 12.1426, vua Lê Thái Tổ sai Lê Bôi và Lê Lựu đi đánh thành Khâu Ôn, một thành trì kiên cố mà giặc chiếm giữ. Đại Việt sử ký chép: “Ngày 13, bọn Lê Lựu, Lê Bôi ngày đêm đánh gấp thành Khâu Ôn. Quân Minh tự lượng chống đỡ không nổi, đang đêm bỏ thành chạy trốn” (Tr. 30 Bản kỷ thực lục).

Kế đó, ngày 10.6.1427, trấn thủ Quảng Tây là Trấn Viễn hầu Cố Hưng Tổ của nhà Minh đem 5 vạn quân, 5.000 con ngựa sang cứu viện, khi đến cửa ải Pha Lũy (Lạng Sơn) gặp các tướng giữ ải là Lê Bôi, Lê Lựu đón đánh. Quân Minh thua to, Cố Hưng Tổ chạy mất mật. Sau chiến thắng này thượng tướng Lê Bôi được vua Lê Thái Tổ thăng chức Thiếu úy. Vua răn dạy rằng: “Chức tước đã cao, sớm khuya chớ có lơ là, không được thỏa mãn mà xao nhãng lập công”.

Tháng 9 năm Đinh Mùi (1427) vua Minh sai Thái phó An Viễn hầu Liễu Thăng, cùng bọn Thôi Tụ, Lương Minh, Lý Khánh, Hoàng Phúc đem 10 vạn quân, 2 vạn ngựa, đánh vào ải Pha Lũy. Bọn Kiềm Quốc công Mộc Thạch đem 5 vạn quân đánh ải Lê Hoa. Theo kế sách nhử giặc, các tướng Lê Lựu, Lê Bôi giữ ải Pha Lũy thấy giặc đến rút về ải Lưu. Giặc đến đánh, Bôi và Lựu bỏ ải Lưu lui về giữ Chi Lăng. Liễu Thăng đến Chi Lăng, Lê Lựu giả ra đánh rồi bỏ chạy. Liễu Thăng đem quân đuổi theo đến chỗ mai phục thì Lê Bôi, Lê Lựu quay lại, Lê Sát, Lưu Nhân Chú xông ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên. Lại chém chết Lương Minh, Lý Khánh tại trận, Thôi Tụ, Hoàng Phúc bị bắt sống.

Tháng 2.1428 định các mức khen thưởng công lao khó nhọc cho 221 người hảo thủ và đội quân Thiết đột, chia làm 3 hạng, Lê Bôi được xếp hạng 3, được ban quốc tính họ Lê, tước Trí tự: “Ngày 3.5 năm Kỷ Dậu (1429) tức năm thứ 2 triều Lê Thái Tổ, ban biển ngạch công thần cho 93 viên. Lê Bôi đứng thứ 3 trong 14 Liệt hầu, hay đứng thứ 6 trong 26 Á hầu” (Danh nhân Hà Tĩnh Tr. 68).

Hòa bình giúp vua yên dân dẹp phản loạn

Sau khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi, lập nhà Hậu Lê, là một công thần khai quốc, Lê Bôi cùng nhiều danh tướng tiếp tục phò giúp vua an dân trị quốc, tăng cường quốc phòng, mở mang bờ cõi, giữ vững biên giới, được các đời vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông tin dùng, trọng vọng giữ các trọng trách quan trọng.

Năm Giáp Dần (1434), vua sai Lê Bôi đi tuyển tráng đinh ở các đạo đem về làm lính. Theo sử ký, ngày 21.11 năm Ất Mão (1435) lấy Tư mã Tây đạo Lê Bôi làm Tổng quản, Lê Văn Linh làm chức Tham đốc, đốc suất huy động các vệ quân ở 5 đạo và 2 vạn quân trấn Nghệ An đi đánh kẻ phản nghịch Cầm Qúy chiếm cứ ở châu Ngọc Ma (Hương Khê - Hà Tĩnh). Lê Bôi bắt được Cầm Quý, đóng củi giải về kinh đô xử tội. Tháng 6 năm Đinh Tỵ (1437) lấy Lê Bôi làm Đông đạo hành quân Tổng quản. Khi xảy ra vụ án “vườn vải” vua Lê Thái Tông băng hà, ngày 12.8.1442, Tổng quản Lê Bôi có công đưa Hoàng Thái tử Băng Cơ lên ngôi: “Ngày 12 đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng Thái tử Băng Cơ lên ngôi” (Bản kỷ thực lục Q.11).

Lúc đó quân Chiêm Thành thường ra quấy phá châu Hóa, mặc dù tuổi tác đã cao nhưng Lê Bôi vẫn hăng hái lên đường bình Chiêm, theo lệnh triều đình ban bố: “Mùa hạ, tháng 5, niên hiệu Thái Hòa thứ 2 (1444) chúa Chiêm Thành là Bí Cai vào cướp thành châu Hóa, cướp bắt nhân dân. Sai Nhập nội Kiểm hiệu Thái bảo Lê Bôi và Tổng quản Lê Khả đem 10 vạn quân đi đánh” (Bản kỷ tục biên Q. 11). Cuộc chiến tranh Việt - Chiêm diễn ra 3 năm, đến tháng 4.1446, bắt được Bí Cai cùng các phi tần, voi ngựa, vũ khí, quân lương rồi rút quân về kết thúc chiến tranh.

Thượng tướng quân, Nhập nội Kiểm hiệu Thái bảo Lê Bôi, làm quan trải 3 đời vua Lê sơ, là một ông quan thanh liêm, mẫn cán, suốt đời tận tuỵ. Vua giao nhiệm vụ gì cũng hoàn thành, được vua khen thưởng, tặng tiền bạc. Sử ký có chép: “Tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1449), ban cho Tổng quản cũ Lê Bôi 20 quan tiền. Bôi là công thần khai quốc cũ, bị chứng trúng phong đã lâu, ở rỗi đã 17 năm. Đến nay bệnh đã hơi bớt vào chầu cho nên được ban thưởng ơn riêng” (Sđd).

“Như vậy, sử cũ ghi nhận Tổng quản Chấp lệnh công Lê Bôi là vị công thần khai quốc triều Lê. Ông sinh vào khoảng năm 1380 và mất ngày 16 tháng Giêng khoảng năm 1450, mộ táng tại xứ Ma Cô, làng Tùng Ảnh. Lê Bôi đã đóng góp nhiều công lao to lớn dưới triều Lê sơ - đặc biệt là trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỷ 15, là người từng trải trận mạc với nhiều chiến công vang dội cùng các tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Khả Lưu - Bồ Ải, Tân Bình, Thuận Hóa, thành Nghệ An, Khâu Ôn, Pha Lũy...” (Danh nhân Hà Tĩnh). Năm 1458, con cháu dòng họ và người dân lập đền thờ ở làng Việt Yên. Trong chiến tranh chống Mỹ, đền bị bom làm sụp đổ, sau chiến tranh dòng họ Lê phục dựng đền Lê Bôi tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, địa chỉ ông được vua Lê Thái Tổ phong ấp.

Kháng chiến thắng lợi, Lê Bôi được ban biển ngạch công thần, giữ chức Tổng quản vào thời Lê Thái Tổ và được phong ấp tại tổng Việt Yên (xã Tùng Ảnh ngày nay). Trải qua 3 triều vua Lê sơ, ông được cân nhắc trọng dụng, Lê Bôi có công phò tá được làm đến chức quan Nhập nội Kiểm hiệu Thái bảo, chức tước tột cùng.

Có thể bạn quan tâm
Đột quỵ, gãy xương sườn do massage sai cách

Đột quỵ, gãy xương sườn do massage sai cách

07:45 21/11/2024

Bị đau cổ vai gáy kéo dài, người đàn ông 65 tuổi gọi người đến nhà để massage, xoa bóp, đến buổi thứ ba thì đột ngột yếu liệt người, nhập viện cấp cứu.

Tái hiện lễ ban sóc thời nhà Nguyễn

Tái hiện lễ ban sóc thời nhà Nguyễn

14:00 01/01/2024

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tái hiện lễ ban sóc (lễ phát lịch) dưới triều Nguyễn và công bố chương trình Festival Huế 2024.

Người phụ nữ say xỉn đánh đập shipper trên phố

Người phụ nữ say xỉn đánh đập shipper trên phố

11:45 21/10/2024

Không vừa lòng khi bị nhân viên giao hàng nhắc nhở về an toàn giao thông, người phụ nữ say rượu lao vào đánh anh này giữa đường.

Đột nhập cửa hàng lấy trộm 400 chiếc giày của chân phải

Đột nhập cửa hàng lấy trộm 400 chiếc giày của chân phải

14:00 04/12/2023

Ba tên tội phạm đã đột nhập vào một cửa hàng và lấy trộm hơn 200 đôi giày nhưng tất cả đều là giày chân phải.

Đã mắc sốt xuất huyết có được tiêm vaccine không?

Đã mắc sốt xuất huyết có được tiêm vaccine không?

06:20 19/05/2024

Người đã mắc sốt xuất huyết từ nhỏ có được tiêm vaccine mới cấp phép không, thưa bác sĩ? (Nhật Lam, 27 tuổi, Bến Tre)

Ông lão 68 tuổi bị cá sấu cắn đứt đôi người khi tắm sông

Ông lão 68 tuổi bị cá sấu cắn đứt đôi người khi tắm sông

12:50 05/09/2024

Ông M Yunus nói với vợ, bà Dimyam, 64 tuổi, đi tắm ở sông sau nhà nhưng không bao giờ trở về do bị cá sấu tấn công.

Khởi động Tháng Thanh niên và phát động Tết trồng cây ở Lai Châu

Khởi động Tháng Thanh niên và phát động Tết trồng cây ở Lai Châu

15:40 24/02/2024

Ngày 24/2, tại xã Pha Mu, huyện Than Uyên (Lai Châu), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Lai Châu phối hợp Ban Thường vụ Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên và phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Kỹ năng ứng xử nào gây nhức đầu nhất ở công sở?

Kỹ năng ứng xử nào gây nhức đầu nhất ở công sở?

06:10 09/05/2024

Môi trường công sở là nơi để mỗi người thể hiện năng lực, nhưng cũng đồng thời mang lại cơ hội học hỏi để tăng kỹ năng.

Nữ streamer đột tử khi đang mukbang nghi do ăn quá nhiều

Nữ streamer đột tử khi đang mukbang nghi do ăn quá nhiều

10:20 20/07/2024

Pan Xiaoting, một streamer 24 tuổi chuyên mukbang, qua đời gần đây trong một buổi phát sóng ăn uống trực tiếp.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới