HUẾ - Ngày 13.11, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã có buổi thăm, làm việc tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Nhiều di sản được UNESCO công nhận
Lịch sử vùng đất Cố đô Huế đã tạo ra những di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu mang tính toàn cầu, đó là một hệ thống quần thể di tích đồ sộ với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, đài tạ, phủ đệ… cùng với các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, đặc sắc và các thành tố cảnh quan độc đáo gắn liền với các khu di sản.
Song do sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, của thiên tai đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Di sản văn hóa Cố đô Huế. Nhiều công trình di tích quan trọng bị hủy hoại, xuống cấp; hệ thống lễ hội cung đình bị mai một, lãng quên; các hình thức diễn xướng cung đình như Nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình… tản mát và biến tướng trong dân gian; hệ thống cổ vật, tư liệu đồ sộ của triều Nguyễn cũng bị hủy hoại hoặc bị thất tán đi các nơi khác, cảnh quan khu di sản trong tình trạng hoang hoá.
Bằng những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả rất quan trọng. Di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một cố đô lịch sử.
Đến nay, Huế đã có 05 di sản được UNESCO công nhận là: Quần thể di tích cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016); bên cạnh đó, Huế còn đồng sở hữu 02 di sản thế giới là: Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu và Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ.
Di sản, văn hóa Huế gắn với mục tiêu Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương
Theo đánh giá của UNESCO, hiện nay, công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ.
Những kết quả quan trọng ấy được thể hiện trên các mặt: Bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; phát huy giá trị di sản.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đánh giá cao những kết quả về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa, di sản Huế trong thời gian qua.
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, càng nghiên cứu sâu chúng ta càng tự hào về vùng đất Thừa Thiên Huế, đồng thời mong muốn vùng đất này ngày càng phát triển xứng danh là vùng đất địa linh nhân kiệt từ tầm nhìn về bảo vệ Tổ quốc, về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về văn hóa.
Thời gian tới, Thừa Thiên Huế phải tiếp tục quán triệt, thông tin, tuyên truyền, quảng bá những giá trị lịch sử của di tích, việc bảo tồn các di tích, giá trị ẩm thực, văn hóa con người Huế, việc ứng xử của người dân với lịch sử.
Công tác quy hoạch phải hài hòa, chặt chẽ với giữa phát triển kinh tế và văn hóa; lấy văn hóa là điểm sáng để phát triển.
Tiếp tục phát huy các nghiên cứu khoa học, đặc biệt các di sản trọng điểm; tập trung vào công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý di sản.
Đặc biệt, Thừa Thiên Huế cần truyền thông, quảng bá, tuyên truyền di sản văn hóa Huế và Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Sau buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chỉ đạo tại Hội chợ - Triển lãm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức diễn ra tại Huế từ ngày 11 - 15.11.2023.
Tại triển lãm, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.
Kể từ khi thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Lào (ngày 5.9.1962), quan hệ hai nước đã đạt được rất nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực và trở thành mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” được tổ chức trang trọng với sự tham dự của nhiều ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương cùng người dân hai nước sẽ là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiếp tục tô thắm thêm mối quan hệ truyền thống đặc biệt, hiếm có giữa hai nước.
Ông A Byot - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Kon Tum bị kỷ luật đảng bằng hình thức khiển trách do dính nhiều sai phạm về đất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ một số thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành...
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt 270 triệu đồng đơn vị thi công Dự án sân bay Long Thành - tỉnh Đồng Nai, vì gây ô nhiễm bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5-10 lần. Cơ quan có trách nhiệm không thực hiện đình chỉ hoạt động do đây là công trình trọng điểm quốc gia.
Do mưa và gió lớn hành khách có mặt tại bến không thể di tản khi xe khách liên tỉnh phải tạm dừng hoạt động để tránh bão, các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã phát nước, nấu mì phục vụ hành khách miễn phí trong chiều tối 7/9.
Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa GICHD và các cơ quan chức năng của Việt Nam thời gian tới.
Kể từ ngày 1/11/2024, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam sẽ giải thể. Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tiếp nhận công chức, người lao động, hồ sơ, tài sản của Chi cục theo quy định.
Trước thực tế bệnh viện ở TP.HCM còn dùng sổ khám bệnh, Sở Y tế TP nêu điều khó khăn khi tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử là phải căn cứ vào các nguồn dữ liệu sẵn có, đảm bảo nguyên tắc “đúng - đủ - sạch - sống”.
Một lượng đất đá lớn từ trên núi đổ xuống quốc lộ 8A đã làm đường lên cửa khẩu Cầu Treo bị chia cắt.
Theo lời kể của các ngư dân bị đánh ở tàu cá, do không quen công việc, thao tác chậm thường bị các ngư dân đi cùng tàu có kinh nghiệm đánh đập, có người đã có ý định nhảy xuống biển thoát thân...