Di dân 'giằng co'

09:10 19/10/2023

Tuần vừa rồi, ba tôi từ Lâm Đồng vào TP HCM khám sức khỏe định kỳ. Sau khi có kết quả với những chỉ số tích cực, cả nhà quây quần bên nhau một bữa ăn, rồi ba nhanh chóng ra bến xe để về lại quê nhà.

Những khoảnh khắc đoàn tụ gia đình như thế đã dần trở nên xa xỉ kể từ khi chúng tôi lớn lên. Ba tôi không thích TP HCM, hay nói đúng hơn, ông không thích những đô thị kin kít nhà và dày đặc xe cộ, dù đó là nơi các con ông đang sinh sống. Ông đã quá quen với căn nhà "view vườn", nhìn ngắm những cây ăn trái và đồi cỏ xanh rì, hàng ngày hít thở mùi bùn từ ao sen cuối góc vườn, đêm đêm nghe tiếng ếch nhái, côn trùng múa hát. Sự thật là, tôi cũng thèm những hơi thở quê nhà như vậy, nhưng tôi và các anh em của mình vẫn chọn TP HCM để sống và phát triển. Theo thời gian, anh em chúng tôi lập gia đình, sinh con đẻ cái. Mẹ tôi, vì thế, cũng khăn gói vào thành phố hỗ trợ trông nom các cháu.

Cuộc sống cứ thế tách rời gia đình tôi. Trong khi ba sống một mình tại quê, các thành viên còn lại mưu sinh ở phố thị. Câu chuyện "một cảnh hai quê", với nỗi lo canh cánh cho người lớn tuổi ở nhà không phải của riêng nhà tôi mà là mẫu số chung của xã hội hiện đại.

Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của toàn cầu, là biểu hiện của phát triển xã hội và "hiện đại hóa" đời sống dân cư. Đến nay, 50% dân số toàn cầu là cư dân của các đô thị. TP HCM hơn 9 triệu dân, có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh, trung bình 2,28% (so với cả nước là 1,14% một năm). Con số này chủ yếu đến từ nguồn di cư thuần - từ những nơi khác đến để học tập và sinh sống. Anh em chúng tôi nằm trong số này.

Quá trình mở rộng và hiện đại đô thị mang lại những lợi thế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế xã hội và đem tới cơ hội nghề nghiệp phong phú. Các doanh nghiệp được thụ hưởng nguồn lao động dồi dào với năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo cao. Nhờ sự tập trung của những sản phẩm, dịch vụ, hạ tầng hiện đại, cư dân đô thị được hưởng tiện nghi đa dạng từ chăm sóc y tế, giáo dục, giải trí, và giao thông. Ở góc độ vĩ mô, các đô thị đặc biệt hay siêu đô thị góp phần tạo sự phát triển đa cực cho quốc gia, hình thành các vùng kinh tế tập trung và có tác động kéo sự phát triển của các vùng kinh tế phụ cận.

Bên cạnh những điểm tích cực, đô thị hóa có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và công bằng xã hội. Năm hệ quả nghiêm trọng của đô thị hóa có quy mô toàn cầu thường được nhắc đến gồm: suy thoái tài nguyên đất, áp lực "dấu chân con người", ô nhiễm môi trường, sự nóng lên toàn cầu, và sự bành trướng đô thị. Ảnh hưởng cuối cùng, ít khi được nhắc đến, của năm hệ quả này chính là chất lượng cuộc sống của cư dân - thang đo đa chiều đánh giá từ khía cạnh sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường của mỗi công dân đô thị.

Một yếu tố cũng hiếm được đề cập là "gián đoạn xã hội". "Gián đoạn xã hội ở cấp độ gia đình" là hiện tượng xảy ra khi có sự di cư đô thị hay di cư sang nước ngoài, gây chia rẽ các thành viên ruột thịt, tác động sâu sắc đến đời sống, các mối quan hệ và tập quán gia đình. Chất lượng đời sống tinh thần ở cấp độ cá nhân, vì thế, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các gia đình bị chia rẽ, tới lượt nó, gây ra gián đoạn xã hội, đặc biệt nghiêm trọng đối với văn hóa Á Đông, vốn đề cao sự sum vầy. Khi nhìn rộng hơn, đó là sự gián đoạn giữa các thế hệ, giữa nông thôn và thành thị, giữa các nước đang phát triển và phát triển.

Trong lịch sử phát triển đất nước, Việt Nam đã trải qua nhiều lần gián đoạn xã hội ở cấp độ quốc gia, rất nhiều gia đình ly tán bởi chiến tranh và thể chế, phải kể đến là lần chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600-1787) và lần chia cắt Miền Bắc và Miền Nam thời kỳ chiến tranh chống Mỹ (1954-1975) từ Hiệp định Genève 1954. Hệ lụy của những chia cắt này vẫn chưa hàn gắn hết.

Trong thời bình hiện nay, gián đoạn xã hội ở cấp độ gia đình đang diễn ra mạnh mẽ, gói gọn bởi hai chữ "mưu sinh". Nguyên nhân là thực trạng thiếu cơ hội ở nông thôn, kết hợp với những hy vọng dành cho thành phố. Đây là lý do của những ngôi "làng xuất khẩu lao động" hay những làng quê già hóa trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Nếu như những hệ quả về môi trường, quá tải hạ tầng của quá trình đô thị hóa thường xảy ra với bản thân đô thị, thì các hệ quả về gián đoạn xã hội xảy ra với cả những làng quê bị bỏ lại phía sau.

Dân di cư rốt cuộc "bỏ quê đến phố" để cải thiện kinh tế, thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng chất lượng cuộc sống thường chỉ được nhìn dưới lăng kính vật chất với những ưu tiên ngắn hạn. Để đạt những đích đến ngắn hạn đó, cuộc sống của những gia đình dân di cư vẫn xếp chồng lên nhau trong những chung cư mini, tòa cao ốc với nhiều rủi ro an toàn; chi phí thời gian phải trả cho việc di chuyển tăng theo tốc độ quá tải của hạ tầng giao thông; quỹ thời gian dành cho sức khỏe tinh thần, đoàn tụ ngày càng thu hẹp; sinh hoạt phí thành thị ngày càng tăng cao. Chưa có thước đo cụ thể nào về chi phí đánh đổi chất lượng cuộc sống của dân di cư giữa hai bối cảnh: sống tại quê nhà hay mưu sinh tại phố thị. Nhưng tôi tin là không nhỏ.

Nỗ lực sum vầy trong gia đình chúng tôi vẫn đang luẩn quẩn trong việc nên đưa ba mình lên thành phố hay sẽ bỏ phố về quê.

Bên cạnh đô thị hóa, đầu tư vào xây dựng và phát triển nông thôn, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho "người quê" vì thế không chỉ là bài toán tăng trưởng kinh tế, mà còn là chìa khóa nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Lê Hạnh An

Đọc bài gốc tại đây.

Có thể bạn quan tâm
Bắt quả tang vợ và người đàn ông kém tuổi ân ái

Bắt quả tang vợ và người đàn ông kém tuổi ân ái

07:40 11/06/2024

Về tôi, mọi thứ bình thường, nhu cầu sinh lý của tôi hoàn toàn ổn, sao vợ lại phản bội tôi, tôi phải làm sao đây?

Ung thư đại tràng có chữa khỏi không?

Ung thư đại tràng có chữa khỏi không?

09:40 28/06/2024

Người nhà tôi bị ung thư đại tràng giai đoạn một, đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Bệnh này có chữa khỏi không? (Quỳnh Linh, Đà Lạt)

Chàng trai thẳng thắn, dễ gần tìm người thương

Chàng trai thẳng thắn, dễ gần tìm người thương

03:20 17/07/2024

Anh trải qua hơn 28 nồi bánh chưng, sống và làm việc tại quận 5, TP HCM.

TP.HCM: Nhiều trẻ bị đau mắt đỏ, làm sao không bị lây?

TP.HCM: Nhiều trẻ bị đau mắt đỏ, làm sao không bị lây?

08:40 02/09/2023

Bệnh viện Nhi đồng 2 ghi nhận nhiều trẻ bị đau mắt đỏ, kèm xuất huyết. Bác sĩ cảnh báo bệnh có thể lây lan nếu không cách ly, điều trị kịp thời.

Tỉnh Đoàn TT-Huế tổ chức vui Trung thu cho thiếu nhi vùng khó khăn

Tỉnh Đoàn TT-Huế tổ chức vui Trung thu cho thiếu nhi vùng khó khăn

17:10 27/09/2023

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2023, tại Nhà văn hóa xã Lộc Hòa (huyện Phú Lộc), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức chương trình “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”, qua đó tặng nhiều suất học bổng và hàng trăm phần quà cho các em thiếu nhi vùng khó khăn.

Bác sĩ chữa hiếm muộn Việt được mời biên soạn sách giáo khoa thế giới

Bác sĩ chữa hiếm muộn Việt được mời biên soạn sách giáo khoa thế giới

15:40 15/12/2023

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường và PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan được mời biên soạn sách giáo khoa uy tín hàng đầu của ngành hỗ trợ sinh sản thế giới.

Trung ương Đoàn trao quà trung thu cho thiếu nhi khó khăn ở Tây Nguyên

Trung ương Đoàn trao quà trung thu cho thiếu nhi khó khăn ở Tây Nguyên

14:10 14/09/2024

Trung ương Đoàn đã trao hàng trăm suất quà trung thu như: lồng đèn, suất quà, học bổng... đến trẻ em khó khăn ở Tây Nguyên.

Anh tin vào duyên phận, vui vẻ, hòa đồng

Anh tin vào duyên phận, vui vẻ, hòa đồng

12:30 17/07/2024

Anh, người đàn ông sống tình cảm, không giỏi viết văn, không nhiều hoa mỹ, sống trong gia đình tràn đầy tình thương anh em.

Hội sách TP Cần Thơ: Giao lưu tri thức, kết nối những người yêu đọc sách

Hội sách TP Cần Thơ: Giao lưu tri thức, kết nối những người yêu đọc sách

11:00 20/04/2023

Sáng ngày 20.4, tại Thư viện TP Cần Thơ diễn ra Lễ khai mạc Hội sách TP Cần Thơ lần thứ IV, năm 2023 và triển lãm sách chuyên đề...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới