Bộ Quốc phòng đang đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đang đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Quốc phòng cho biết, vũ khí hủy diệt hàng loạt là vũ khí có khả năng gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái và gây tác động mạnh đến tâm lý, tinh thần của con người.
Nghị quyết số 1540 ngày 28.4.2004 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (được thông qua theo Chương VII Hiến chương Liên Hợp Quốc) đã yêu cầu các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc ban hành và thực hiện các luật có hiệu lực thích hợp nhằm cấm các chủ thể phi Nhà nước sản xuất, có được, sở hữu, phát triển, vận chuyển, chuyển giao hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học và phương tiện mang và phát tán các vũ khí.
Với tư cách là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Đáng chú ý, Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11.11.2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp, đầy đủ về phòng, chống phổ biến cả 4 loại vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân và phóng xạ.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2019/NĐ-CP theo đề nghị của Bộ Quốc phòng là nỗ lực lớn của Việt Nam nhằm tạo khung pháp lý để thực hiện có hiệu quả các nghĩa vụ quốc gia về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và Nghị quyết số 1540 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Trong quá trình thi hành Nghị định số 81/2019/NĐ-CP giai đoạn 2019-2024, Bộ Quốc phòng - Cơ quan đầu mối quốc gia đã tham mưu giúp Chính phủ và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ đúng quy định, hiệu quả.
Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của bộ, ngành, địa phương, người dân về công tác phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, năng lực phòng ngừa, ứng phó tình huống phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đến nay, chưa để xảy ra bất cứ tình huống nào liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Bộ Quốc phòng đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt với 5 chính sách:
Chính sách 1: Hoàn thiện quy định chung về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Chính sách 2: Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống phổ biến đối với từng loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Chính sách 3: Tăng cường phòng, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt thông qua kiểm soát biên giới và kiểm soát hàng hóa lưỡng dụng.
Chính sách 4: Hoàn thiện các quy định về phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Chính sách 5: Nâng cao năng lực và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.