Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có đề xuất nâng thời gian kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính từ 30 ngày lên 60 ngày/lần.
Mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp hơn 10 năm nay, bà Hoa (76 tuổi, sống tại Hà Nội) hằng tháng phải đến Bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền Hà Nội tái khám, lấy thuốc điều trị các bệnh mạn tính này. Mỗi lần tái khám, con cái phải đưa bà đi.
"Tôi đã điều trị ổn định nên mỗi lần đến khám, bác sĩ hỏi thêm có triệu chứng gì mới sẽ chỉ định thêm xét nghiệm, còn không sẽ hỏi bệnh rồi cho đơn thuốc. Mỗi lần khám cũng mất nửa ngày, hôm nào bệnh nhân đông phải chờ đến chiều mới lấy được thuốc", bà Hoa kể.
Bà Hoa cũng chia sẻ hầu hết đơn thuốc không thay đổi, khoảng 2 năm nay đơn thuốc của bà không thay đổi loại thuốc và liều dùng. Trong thời gian COVID-19, bà Hoa được nhận đơn thuốc dùng trong 2 tháng, bà nói như vậy sẽ tiện hơn cho người bệnh đã điều trị bệnh ổn định.
Một bác sĩ chuyên khoa nội tiết tại Hà Nội cho rằng với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đã điều trị ổn định có thể linh động để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
"Thực tế nhiều bệnh nhân không cần phải tái khám, lấy thuốc 1 tháng/lần. Tùy vào từng tình trạng người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định cụ thể 1 tháng hay 2 tháng. Điều cần hướng tới là điều trị hiệu quả và thuận lợi cho người bệnh", bác sĩ này bày tỏ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Hòa, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho hay đã hai lần ký văn bản đề xuất bộ trưởng Bộ Y tế, kiến nghị thời gian kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người bệnh mạn tính.
BHXH Việt Nam đề xuất Bộ Y tế ban hành quy định về kê đơn với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính đã ổn định (đái tháo đường, tăng huyết áp…), bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng ARV từ 12 tháng trở lên ổn định thì số lượng được kê đơn đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Theo quy định hiện nay, chỉ được kê đơn đủ sử dụng tối đa 30 ngày.
Với trường hợp bệnh nhân điều trị mạn tính tại tuyến cơ sở (trung tâm y tế, phòng khám), BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế cho phép cấp thuốc điều trị không quá 30 ngày.
Ông Hòa chia sẻ đề xuất này dựa trên ý kiến chuyên môn, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường ổn định, việc thay đổi thuốc không cần thiết phải hằng tháng. Ông cũng dẫn chứng tại nhiều nước đã áp dụng kê đơn 60 ngày. Tại Thái Lan, từ năm 2010 đã cấp thuốc 2 tháng/lần đối với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị ổn định.
Ngoài ra, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, Bộ Y tế đã triển khai cấp thuốc 3 tháng cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính và không phát sinh biến chứng. Việc thay đổi thời gian cấp thuốc được BHXH Việt Nam đánh giá sẽ giúp bệnh nhân kéo dài thời gian tái khám, bệnh nhân không mất công đi lại, thời gian, chi phí... Bên cạnh đó giảm tải cho bệnh viện.
Ông Hòa cũng cho hay mong muốn Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất để áp dụng càng sớm càng tốt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay đề xuất này sẽ có tác động tích cực như giảm gánh nặng lên hệ thống y tế, thuận lợi cho người dân.
Tuy nhiên, người bệnh mạn tính cần được theo dõi thường xuyên để nhận biết được chuyển biến bệnh. Nếu bệnh tiến triển, cần có phương pháp điều trị phù hợp. "Chúng tôi đang cân nhắc nghiên cứu và sẽ có phản hồi cụ thể về đề xuất này", vị này cho hay.
Hiện đang mùa sinh sản nên sứa lửa xuất hiện tại một số vùng biển ở Nha Trang, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tắm biển.
Tóm tắt Một tình trạng đặc trưng bởi trương lực cơ thấp thường được phát hiện trong vòng vài phút sau khi sinh. Trẻ sơ sinh sẽ có sức mạnh cơ bắp kém và có thể không thể giữ đầu gối hoặc khuỷu tay cong. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệ...
Ca nghi mắc đậu mùa khỉ ở Đà Nẵng được Viện Pasteur Nha Trang trả kết quả là bệnh tay chân miệng.
Một bệnh nhân bị liệt 12 năm đã đứng dậy và đi lại được nhờ cấy ghép một thiết bị điện tử vào não và tủy sống. Anh thậm chí có thể leo cầu thang.
Ông N.B.Đ. (55 tuổi, ở Bắc Giang) bị những trận ngứa dữ dội hành hạ kéo dài hơn 6 tháng, sau đó đi khám phát hiện bị nhiễm giun đũa từ thú cưng. Được biết, nhà ông Đ. nuôi nhiều chó và thường cho thú cưng ngủ cùng.
Hiện nay có tình trạng người dân đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh này thì không khám được ở phòng khám đa khoa (tuyến huyện) tại tỉnh khác.
Tóm tắt Tình trạng tổn thương thần kinh gây ra do lượng đường trong máu cao liên tục (tiểu đường). Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường như sau: Tê, ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay G...
Tóm tắt Một dạng ung thư bắt đầu ở các tế bào lưỡi. Nó gây khó nuốt, vón cục hoặc chảy máu vết loét, và thay đổi giọng nói. Triệu chứng Các triệu chứng bao gồm vết loét cục u hoặc chảy máu, thay đổi giọng nói và khó nuốt. → Phương án điều trị phổ biến → Các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn Nguyên nhân Nó gây ra bao gồm sử dụng thuốc lá, HPV và nghiện ...
Lo ngại về sụt giảm dân số, các cố vấn đặc biệt của chính phủ Trung Quốc đề xuất cho phụ nữ độc thân được đông lạnh trứng và thực hiện thụ tinh nhân tạo (IVF).