Đề xuất lùi tăng học phí 1 năm: Giảm áp lực cho trường và sinh viên

10:20 20/09/2023

Bộ GD-ĐT đề xuất điều chỉnh lộ trình học phí, lùi một năm so với lộ trình học phí tại nghị định 81.

Thí sinh và phụ huynh tìm hiểu thông tin trường đại học tại Ngày hội tư vấn xét tuyển do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bộ GD-ĐT đề xuất điều chỉnh lộ trình học phí, lùi một năm so với lộ trình học phí tại nghị định 81.

Phải tính đến các giải pháp không để học phí là rào cản sinh viên đến với trường đại học. Nhà nước phải có các chính sách phù hợp với các trường công lập đào tạo các ngành đặc thù, các ngành có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội như nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp, y dược.
TS Trần Đình Lý (phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm

Phương án học phí phù hợp nhất

Theo Bộ GD-ĐT, đối với cơ sở GD-ĐT công lập, việc lùi một năm so với lộ trình quy định tại nghị định 81 đồng nghĩa với học phí năm học 2023 - 2024 sẽ được tăng theo mức học phí của năm học 2022 - 2023 theo nghị định 81.

Điều này góp phần hỗ trợ các cơ sở GD-ĐT công lập có nguồn thu bù đắp chi phí, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo; khuyến khích các trường công lập đẩy nhanh lộ trình tự chủ chi thường xuyên, gia tăng điều kiện để hội nhập quốc tế.

Liên quan việc này, ông Bùi Quang Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho rằng: "Đây là phương án phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay. Phương án này vừa giãn được tốc độ tăng học phí và chia sẻ một phần khó khăn của xã hội, vừa giảm ảnh hưởng đáng kể đối với các trường khi một lần nữa phải điều chỉnh kế hoạch hoạt động ngắn hạn và trung hạn giai đoạn 2020 - 2025 (các lần trước đã điều chỉnh do dịch COVID-19, không tăng học phí...)".

Cũng theo ông Hùng, với mức thu học phí đã không tăng trong ba năm qua, khó khăn trước mắt của nhà trường trong giai đoạn 2021 - 2025 không lớn, nhưng ảnh hưởng lớn nhất là chiến lược và kế hoạch hoạt động trung và dài hạn.

Đặc biệt giai đoạn 2025 - 2030 với nhiều mục tiêu tầm quốc tế được đặt ra cần phải đạt được. Nhà trường sẽ phải rà soát lại và lựa chọn một số mục tiêu ưu tiên với lộ trình nguồn lực tài chính được tính toán lại.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tùng - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam - cho hay nhà trường đã thông báo mức học phí dự kiến cho tất cả các chuyên ngành đào tạo trong năm học 2023 - 2024 là 24 triệu đồng/năm học (30 tín chỉ).

"Theo nghị định 81, trường công lập chưa tự chủ, mức học phí năm học 2023 - 2024 dao động từ 13,5 - 27,6 triệu đồng/năm học (10 tháng); các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được thu 27 - 55 triệu đồng/năm; trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thu 33 triệu đồng đến hơn 69 triệu đồng/năm.

Trong khi đó mức học phí dự kiến tại học viện khoảng 12 triệu đồng/học kỳ có thể xem là khá thấp so với mặt bằng chung, chỉ gần bằng mức thu của ngành cao nhất của trường chưa tự chủ. Nay Bộ GD-ĐT đề xuất lùi một năm so với lộ trình học phí tại nghị định 81 là hợp lý", ông Tùng nhận định.

Cần có thêm chính sách hỗ trợ sinh viên

Ông Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết cá nhân ông rất hiểu khó khăn của những người trong cuộc (phụ huynh, giáo viên, lãnh đạo các trường) và cũng hiểu được khó khăn trong việc ra quyết định của Chính phủ, ngành GD-ĐT trong vấn đề học phí.

"Việc Bộ GD-ĐT hết sức cân nhắc đến tác động của chính sách để đề xuất lùi một năm so với lộ trình học phí tại nghị định 81, nên biên độ điều chỉnh học phí của năm học 2023 - 2024 thấp hơn so với quy định tại nghị định này.

Điều này góp phần giảm áp lực về học phí cho người học và động viên các cơ sở giáo dục ĐH công lập là hết sức hợp lý và nhân văn. Với mức tăng học phí theo đề xuất của bộ có thể vẫn còn thấp so với các trường ngoài công lập, lại càng rất thấp so với các trường quốc tế", ông Lý nói.

Cũng theo ông Lý, nếu tính đến việc gia tăng các nguồn thu khác giúp các trường bớt phụ thuộc vào học phí, theo hướng giảm đào tạo mà tăng hoạt động khoa học công nghệ, dịch vụ... cũng gián tiếp giúp gia tăng chất lượng đào tạo thông qua tăng cường nghiên cứu.

Nhưng việc đó không làm giảm chi phí đào tạo và học phí. Thực tế trên thế giới, các trường ĐH càng có uy tín về nghiên cứu thì học phí càng cao.

Vì vậy, nếu duy trì mức học phí thấp nhưng đòi hỏi chất lượng đào tạo cao và lấy nguồn thu từ các dịch vụ khác bù vào phần chênh lệch đó là không phù hợp.

Trong khi học phí phải ít nhất đáp ứng đủ cơ bản cho công tác đào tạo và phần thu thêm từ các nguồn khác phải để phục vụ cho các công tác khác của trường ĐH như thu nhập cho cán bộ, nhân viên và các hoạt động phi lợi nhuận khác...

Ông Phạm Thái Sơn - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công Thương TP.HCM - cũng cho hay trong bối cảnh trường tự chủ nhưng mấy năm qua không tăng học phí nên phải "co kéo", thu vén đủ thứ để cho công việc được trôi chảy.

Nhà trường đã vay khoản tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nên để đầu tư phát triển. Nhưng nếu tiếp tục không được tăng học phí trường sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ vay. Do đó, nhà trường ủng hộ phương án học phí nêu trong dự thảo thay thế nghị định 81 của Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ.

Nghị định 81 quy định mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên đến năm học

2025-2026. Bộ GD-ĐT đề xuất lùi một năm, tức năm học 2023-2024 sẽ áp dụng mức của năm 2022-2023. ĐVT: nghìn đồng/SV/tháng.

Bà Huỳnh Thị Mai (phụ huynh ở Quảng Nam):

Dè sẻn để lo cho con ăn học

Đời sống kinh tế của người dân hiện vẫn còn rất khó khăn nên việc tăng học phí phụ huynh sẽ vất vả hơn. Tuy nhiên, dù khó khăn cũng phải ráng dè sẻn chi tiêu bớt lại để lo cho con học ĐH.

Điều chúng tôi mong muốn là các trường cần công bố rõ lộ trình tăng học phí từng năm và thực hiện đúng cam kết. Đồng thời, cần cho thấy rõ với mức học phí cao hơn thì chất lượng đào tạo và dịch vụ sẽ tốt hơn thế nào.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng như các trường cần có thêm chính sách hỗ trợ sinh viên vay tiền đóng học phí, tăng học bổng.

Có thể bạn quan tâm
Nhật Bản và Hàn Quốc phản đối vụ phóng của Triều Tiên

Nhật Bản và Hàn Quốc phản đối vụ phóng của Triều Tiên

13:30 13/09/2023

Quân đội Hàn Quốc đã phản đối việc Triều Tiên phóng 2 vật thể được cho là tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên sáng cùng ngày, đồng thời kêu gọi ngừng hoạt động phóng thử này.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

04:40 07/01/2024

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Việt Nam - Lào cần tiếp tục phát huy quan hệ chính trị đặc biệt tốt đẹp; phối hợp chặt chẽ triển...

Các phương tiện được lưu thông trên cao tốc Mai Sơn-QL45 từ chiều ngày 29.4

Các phương tiện được lưu thông trên cao tốc Mai Sơn-QL45 từ chiều ngày 29.4

19:30 24/04/2023

Ngày 24.4, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quyết định số 487/QĐ-BGTVT về kế hoạch tổ chức lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng công trình...

CNN: Mỹ xem xét nới lỏng một phần các lệnh trừng phạt Nga

CNN: Mỹ xem xét nới lỏng một phần các lệnh trừng phạt Nga

21:00 12/05/2023

Theo CNN, chính quyền Mỹ đang xem xét khả năng nới lỏng một phần các hạn chế đối với Moskva, tùy thuộc vào việc trả tự do cho các công dân Mỹ đang thụ án ở Nga, gồm Paul Whelan và Evan Gershkovich.

Xử lý vi phạm đất chủ tịch Nam Á Bank cho Đôi Dép thuê

Xử lý vi phạm đất chủ tịch Nam Á Bank cho Đôi Dép thuê

06:10 09/05/2024

Lâm Đồng đôn đốc xử lý vi phạm trên đất của chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nam Á và người liên quan cho Khu du lịch sinh thái Đôi Dép thuê.

Bị cách chức, tổng tư lệnh Ukraine Zaluzhny làm đại sứ ở Anh

Bị cách chức, tổng tư lệnh Ukraine Zaluzhny làm đại sứ ở Anh

08:50 08/03/2024

Ngày 7-3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bổ nhiệm cựu tổng tư lệnh Ukraine Valery Zaluzhny làm đại sứ tại Anh. Trước đó ông Zaluzhny đã thôi chức và bị nghi có hiềm khích với ông Zelensky.

Bộ Nội vụ: Kiên quyết xoá bỏ tổ chức của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ

Bộ Nội vụ: Kiên quyết xoá bỏ tổ chức của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ

17:40 17/09/2023

Bộ Nội vụ vừa phát đi văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về một số công tác đối với Hội Thánh của Đức Chúa Trời Mẹ (còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ). Hội thánh này có tên chính thức và đầy đủ là Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới (tên tiếng Anh là World mission society Church of God) do Ahn Sahng Hong (1918-1985) sáng lập năm 1964 tại Hàn Quốc, hiện do bà Jang Gil Ja (Đức Chúa Trời...

Hà Nội xử lý nhiều trường hợp lạng lách gây mất an toàn giao thông

Hà Nội xử lý nhiều trường hợp lạng lách gây mất an toàn giao thông

19:50 12/06/2023

Riêng trong ngày 11/6, lực lượng 141 Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện và xử lý 10 trường hợp điều khiển xe môtô nẹt pô, lạng lách đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông.

Azerbaijan khẳng định đảm bảo an toàn cho dân rời Nagorny-Karabakh

Azerbaijan khẳng định đảm bảo an toàn cho dân rời Nagorny-Karabakh

21:00 22/09/2023

Cố vấn của Tổng thống Azerbaijan khẳng định Baku sẽ đảm bảo dân thường có thể di chuyển an toàn trên các phương tiện cá nhân của mình dọc theo tuyến đường từ Nagorny-Karabakh tới Armenia.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới