Đề xuất giao PVN, EVN đầu tư thí điểm dự án điện gió ngoài khơi

03:00 23/07/2024

Bộ Công Thương đề xuất giai đoạn đầu giao tập đoàn kinh tế nhà nước (EVN, PVN hoặc đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng) thí điểm làm điện gió ngoài khơi, thay vì tư nhân.

Nội dung này được Bộ Công Thương nêu tại báo cáo trình Chính phủ về đề án nghiên cứu thí điểm điện gió ngoài khơi. Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu công suất loại nguồn điện này đến năm 2030 đạt 6.000 MW, định hướng đến 2050 từ 70.000-91.500 MW. Song đến nay chưa có dự án nào được quyết định chủ trương và giao chủ đầu tư. Quy hoạch điện VIII cũng chưa nêu rõ số lượng, công suất và vị trí dự án điện gió ngoài khơi, phương án đấu nối nguồn điện này.

Tại báo cáo, Bộ này đưa ra 3 phương án chọn nhà đầu tư thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi. Phương án 1, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là đơn vị thí điểm đầu tư. Bộ Công Thương cho rằng một số hạng mục, công trình của loại nguồn điện này tương đồng với các dự án dầu khí ngoài khơi. Do đó, PVN có lợi thế khi sử dụng cơ sở dữ liệu, nguồn lực sẵn có của ngành dầu khí trong triển khai dự án thí điểm.

Cơ quan này dẫn ý kiến chuyên gia cho rằng sự tham gia của các tập đoàn dầu khí có vai trò quan trọng trong việc đưa điện gió ngoài khơi sớm trở thành một ngành công nghiệp lớn. Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chỉ ra rằng kinh nghiệm chuyên môn của ngành công nghiệp dầu khí có thể chi phối 40-45% chi phí một dự án điện gió ngoài khơi.

Hiện tại, các nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này hầu hết là các "ông lớn" dầu khí, như Equinor, Shell, Repsol, Total, BP, Chevron. Ở Đông Nam Á, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) đã lập công ty năng lượng tái tạo Gentari và mua 29,4% cổ phần dự án điện gió ngoài khơi Hải Long tại Đài Loan.

Tuy nhiên, theo nhà chức trách, trường hợp giao PVN đầu tư điện gió ngoài khơi cần đánh giá, điều chỉnh chủ trương lĩnh vực ngành nghề, kinh doanh của tập đoàn này. Bởi hiện nay PVN chưa được phép đầu tư ngoài ngành, điện gió ngoài khơi. Ngoài ra, tập đoàn này cũng phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của ngành năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Phương án 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị được giao thực hiện. Theo Bộ Công Thương, EVN có lợi thế nhất định khi tận dụng kinh nghiệm, năng lực trong đầu tư, quản lý vận hành các nhà máy, hệ thống truyền tải điện. Tập đoàn này cũng có ưu điểm khi không phải đàm phán giá, do họ đồng thời là đơn vị mua, bán điện. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng lo ngại đây là lĩnh vực mới nên có những đòi hỏi khác so với các dự án nguồn điện truyền thống.

Phương án 3, Bộ Công Thương đề xuất giao đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thí điểm làm dự án điện gió ngoài khơi. Bộ này cho rằng phương án này cần được đánh giá phù hợp với chủ trương, tính khả thi sau khi xem xét năng lực đơn vị cụ thể của Bộ Quốc phòng.

Tuy vậy, họ thừa nhận thời điểm hiện nay chưa đủ cơ sở, dữ liệu để đánh giá mức độ hiệu quả khi giao PVN, EVN hay Bộ Quốc phòng thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi. Bởi, điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới, liên quan tới quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo.

Mặt khác, dự án điện gió ngoài khơi chưa được triển khai nên cơ quan quản lý cũng không có kinh nghiệm. Nhà chức trách cho rằng chưa lường trước được hết những xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trong sử dụng chung không gian biển, khó khăn về quy định pháp luật hay kỹ thuật liên quan đến phát triển, vận hành dự án. Do đó, các phương án đề xuất trên, theo Bộ Công Thương, sẽ tiếp tục được làm rõ sau khi các bộ ngành đóng góp ý kiến.

Cũng tại báo cáo, Bộ Công Thương cho biết chưa giao tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió ngoài khơi do chưa đánh giá hết được các vấn đề quốc phòng, an ninh và giá điện.

Thực tế, thời gian qua một số nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tái tạo ngỏ ý muốn thực hiện dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Chẳng hạn, Tập đoàn CIP của Đan Mạnh có kế hoạch phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn công suất 3,5 GW tại Bình Thuận. Hay Tập đoàn PNE đến từ Đức cũng muốn thực hiện một dự án lên tới 4,6 tỷ USD tại Bình Định. Cách đây hơn hai năm, 36 nhà đầu tư trong nước từng xin khảo sát điện gió ngoài khơi. Nhưng ở thời điểm đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường đề nghị tạm dừng cấp phép do vướng pháp lý.

Theo Bộ Công Thương, nhà đầu tư nhân tham gia nhiều vào lĩnh vực điện nhưng chủ yếu là dự án điện truyền thống, hoặc năng lượng mặt trời, gió quy mô không lớn. Cơ quan này cho rằng hiện chưa nên giao tư nhân đầu tư thí điểm do chưa đánh giá hết các vấn đề, vướng mắc pháp lý. "Việc giao nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân thực hiện điện gió ngoài khơi sau khi có đánh giá toàn diện dự án thí điểm và hệ thống pháp luật được hoàn thiện", Bộ Công Thương nêu quan điểm.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương cùng các bộ ngành nghiên cứu xây dựng thí điểm dự án điện gió ngoài khơi. Để đủ tính pháp lý, Bộ Công Thương cho rằng Quốc hội cần ban hành Nghị quyết cho phép việc thí điểm trên. Tuy nhiên, bộ này dẫn ý kiến chuyên gia đánh giá thời gian thực hiện dự án điện gió ngoài khơi khoảng 6-8 năm từ khi bắt đầu khảo sát. Do vậy, nếu Quốc hội ban hành Nghị quyết ngay năm nay, mục tiêu đạt 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào 2030 cũng khó đạt được.

"Đây là vấn đề lớn, do vậy Bộ kiến nghị báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi Chính phủ quyết định xây dựng, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi", báo cáo nêu.

Phương Dung

Có thể bạn quan tâm
Nga bắt đầu ‘ra tay’ với các quốc gia không thân thiện, một nước châu Âu dính đòn, chấn động một lĩnh vực

Nga bắt đầu ‘ra tay’ với các quốc gia không thân thiện, một nước châu Âu dính đòn, chấn động một lĩnh vực

08:50 12/04/2024

Động thái mới nhất của Nga được công bố vào ngày 8/4 không chỉ tác động mạnh tới kinh tế Hà Lan mà đã gây chấn động lĩnh vực nông nghiệp, thậm chí có thể ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực và quan hệ thương mại quốc tế.

Lạng Sơn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Lạng Sơn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

21:00 15/05/2023

Có 2 trong 16 dự án trọng điểm chưa đủ điều kiện để triển khai việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định. Trong 14 dự án đủ điều kiện, mới 5 dự án có kết quả bàn giao mặt bằng.

Sức mua giảm, nông dân trồng bưởi Diễn thấp thỏm tìm kênh tiêu thụ

Sức mua giảm, nông dân trồng bưởi Diễn thấp thỏm tìm kênh tiêu thụ

14:30 25/12/2023

Thời điểm điểm tháng 11, 12 âm lịch người dân trồng bưởi Diễn tại phường Phúc Diễn lại tất bật vào vụ thu hoạch phục vụ cho Tết Nguyên Đán...

Cuối đời sống cảnh ở trọ dù từng có đất hơn 4.000m2 trung tâm Thường Tín

Cuối đời sống cảnh ở trọ dù từng có đất hơn 4.000m2 trung tâm Thường Tín

10:00 09/08/2023

Hơn 4.000m2 đất của đại gia đình ông Trần Văn Tâm (SN 1953, trú tại tiểu khu Trần Phú, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội) được UBND...

Hết cảnh đông nghịt người chờ xác thực sinh trắc học ở ngân hàng

Hết cảnh đông nghịt người chờ xác thực sinh trắc học ở ngân hàng

02:30 04/07/2024

Tại Hà Nội, trong ngày thứ 3 quy định buộc người dân phải xác thực sinh trắc học khi chuyển khoản trên 10 triệu/lần được áp dụng, các phòng giao dịch ngân hàng đã “dễ thở” hơn. Lượng người xếp hàng giảm đáng kể.

'Lẹt đẹt' thu ngân sách từ tiền sử dụng đất

'Lẹt đẹt' thu ngân sách từ tiền sử dụng đất

08:30 08/06/2024

TP - Tiền từ sử dụng đất chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng thu ngân sách tại các tỉnh Tây Nguyên. Thế nhưng, đến thời điểm này, nguồn thu này tại những địa phương nói trên vẫn “lẹt đẹt”.

Sôi động lễ hội chào năm mới 2024 tại đại đô thị lớn nhất phía Đông TPHCM

Sôi động lễ hội chào năm mới 2024 tại đại đô thị lớn nhất phía Đông TPHCM

16:50 31/12/2023

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch, đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) đã tổ chức sự kiện đón chào năm mới 2024 với chủ đề 'Sparkling Night' trên tuyến phố thương mại Broadway, tiếp tục khẳng định sức hút của “thành phố lễ hội', điểm đến vui chơi giải trí hàng đầu phía Nam dịp cuối năm.

Khởi tố vụ án liên quan dự án trên đường Lê Văn Lương, hàng nghìn condotel chuyển thành chung cư

Khởi tố vụ án liên quan dự án trên đường Lê Văn Lương, hàng nghìn condotel chuyển thành chung cư

11:20 27/04/2024

Khởi tố vụ án liên quan dự án Thành An Tower trên đường Lê Văn Lương; Đà Nẵng chuyển đổi condotel thành chung cư: Nguy cơ vỡ quy hoạch ven biển; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án đô thị hơn 2.000 tỷ đồng;... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.

79 biệt thự xây dựng trái phép ở Phú Quốc, mới cưỡng chế phá dỡ được 2 căn

79 biệt thự xây dựng trái phép ở Phú Quốc, mới cưỡng chế phá dỡ được 2 căn

09:30 25/02/2023

2/79 căn biệt thự xây dựng trái phép ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã được ngành chức năng cưỡng chế, phá dỡ. Hiện 77 căn còn lại địa phương này đang củng cố hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục để tiến hành cưỡng chế.

Co loi xay ra
Co loi xay ra