Chỉ một tuần sau khi Tập đoàn Vingroup có báo cáo sơ bộ về tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao đi Cần Giờ, ngành giao thông công chánh TP có đề xuất giao hướng dẫn nhà đầu tư lập đề xuất dự án.
Sở Giao thông công chánh đã có văn bản gửi UBND TP.HCM về giao đầu mối hướng dẫn Tập đoàn Vingroup thủ tục lập đề xuất tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP với huyện Cần Giờ.
Tại văn bản này, Sở Giao thông công chánh TP.HCM cho biết theo quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cần Giờ là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của TP. Đồng thời, phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường sắt đô thị) có nội dung nghiên cứu phát triển tuyến tiềm năng kết nối với khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Đây là tuyến đường sắt đô thị tuyến số 12, có điểm đầu tại quận 7 và điểm cuối tại khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Theo nghị quyết số 12 của Thành ủy TP.HCM về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030, huyện đảo này được xây dựng và phát triển trở thành thành phố biển mang đặc trưng của một thành phố tăng trưởng xanh, thông minh, thân thiện môi trường.
Trong đó du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao là mũi nhọn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển nhanh, đời sống người dân nâng cao, bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương được tổ chức tinh gọn, hiệu quả.
Đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.
Như vậy, theo quy hoạch và định hướng phát triển nêu trên, việc đề xuất tham gia nghiên cứu sơ bộ phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP với huyện Cần Giờ của Tập đoàn Vingroup là có cơ sở xem xét.
Theo Sở Giao thông công chánh TP.HCM, ngày 17-3, Tập đoàn Vingroup có báo cáo phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao nêu trên. Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) - loại hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh).
Tuyến có quy mô đường đôi, khổ 1.435mm/đường, đi trên cao, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250km/h, tải trọng trục 17 tấn/trục. Hai depot dự kiến được bố trí ở quận 7 tại khu đất 20ha và khu đất 39ha, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Về năng lực, tàu có thể chở 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ.
Tuyến xuất phát từ đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man), tuyến đi theo dải phân cách giữa đường Nguyễn Văn Linh. Đến nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, tuyến rẽ trái và đi giữa theo đường Nguyễn Lương Bằng, đường 15B, đường D1, vượt Rạch Đỉa sang khu tái định cư Hồng Lĩnh - Nhà Bè sau đó đi thẳng theo đường số 11 khu tái định cư Vạn Phát Hưng - Nhà Bè.
Sau khi vượt sông Soài Rạp, tuyến đi song song với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến đường Rừng Sác thì rẽ phải và đi bám theo đường Rừng Sác đến cuối tuyến.
Theo Sở Giao thông công chánh TP.HCM, thực hiện theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản đề xuất đến UBND TP.
Theo nhiệm vụ, Sở Tài chính TP sẽ là đầu mối tiếp nhận văn bản đề xuất thực hiện dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất và tham mưu TP xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP.
Vì vậy, Sở Giao thông công chánh TP.HCM kiến nghị UBND TP giao Sở Tài chính TP chủ trì hướng dẫn nhà đầu tư thủ tục lập đề xuất dự án đường sắt kết nối trung tâm với huyện Cần Giờ theo hình thức đối tác công tư.
Đồng thời, tham mưu UBND TP.HCM xem xét, quyết định giao Tập đoàn Vingroup lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo quy định.
Tại văn bản đề xuất, Tập đoàn Vingroup sẽ thực hiện việc đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật, sở hữu và khai thác, vận hành dự án sau khi hoàn thành. Dự án dự kiến sẽ thực hiện trong ba năm từ 2025 đến 2028.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, tính toán sơ bộ của tư vấn cho thấy dự án đường sắt đô thị kết nối Cần Giờ do Tập đoàn Vingroup đề xuất có mức vốn khoảng 102.370 tỉ đồng (4,09 tỉ USD).
Trong đó, chi phí giải tỏa mặt bằng khoảng 8.664,7 tỉ đồng, chi phí xây lắp 37.537 tỉ, chi phí thiết bị 25.777 tỉ đồng. Phần chi phí còn lại bao gồm thuế, dự phòng 10%, chi phí quản lý dự án, tư vấn...
Sau hơn 1 tuần xét xử, sáng 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã giảm án phạt cho 50 bị cáo trong vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán”, xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Ngày 30/6, các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk đã tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Theo cơ quan khí tượng, do mưa lớn , một số tuyến phố ở Hà Nội có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 20 - 40cm.
Không xuất phát từ ngành công nghệ thông tin, nhưng Trần Quốc Việt và Trần Hùng - hai thủ khoa đầu ra của FPT Aptech năm 2025 đã chứng minh rằng đam mê, sự kiên trì và môi trường học phù hợp có thể giúp bất kỳ ai chuyển mình thành công với ngành lập trình.
An Giang - Công bố quyết định điều động, bố trí chỉ huy và cán bộ đảm nhiệm công tác tại Công an Đặc khu Phú Quốc .
Hòa Bình - Một hố sụt sâu bất ngờ xuất hiện giữa ruộng ở xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình) khiến người dân lo lắng, chính quyền lập tức...
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Các đơn vị bắt đầu vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp gồm công an các xã Bắc Gianh, Tuyên Hoá, Minh Hoá, Phú Trạch, Phong Nha, Trường Sơn và Lệ Thuỷ. Đây là sự chuẩn bị kịp thời, đặc biệt quan trọng để Công an tỉnh Quảng Bình tự tin chuyển đổi sang mô hình mới vào ngày 1/7 theo lộ trình cải cách bộ máy hành chính, đảm bảo thông suốt, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Công an tỉnh Quảng Bình lựa chọn thử nghiệm việc...
Cơ quan chức năng nhận định việc bao bì nước mắm bị vứt bỏ không phải do công ty sản xuất mà nhiều khả năng do đối tác phân phối không tiêu thụ được và tự ý xử lý không đúng quy định.