Để nghiên cứu khoa học ra đồng ruộng thay vì 'cất vào ngăn kéo'

04:45 06/10/2024

TPO - Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất, có một mô hình cởi mở giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp để sớm đưa các công trình nghiên cứu khoa học ra đồng ruộng thay vì “cất vào ngăn kéo”.

Ngày 5/10, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) và Báo Nông nghiệp Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Toàn cảnh diễn đàn.

Theo ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế - IRRI, những kết quả của công nghệ sinh học đã giúp ngành nông nghiệp có nhiều thành tựu đột phá trong 30 năm qua.

“Điều đáng tiếc là áp dụng công nghệ sinh học (CNSH) ở Việt Nam còn chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng ngày càng tăng và chưa đạt mục tiêu của Đảng, Nhà nước đặt ra. Trong đó, cản trở chính là nhận thức”, ông Phát nói.

Lý giải cho điều này, PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường, Bộ NN-PTNT cho biết, nghiên cứu khoa học công nghệ luôn có độ trễ so với thực tế. Những điều chỉnh hôm nay phải nhiều năm sau mới bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến 2030, số lượng nhiệm vụ khoa học công nghệ bị giảm so với cách đây 10 năm.

TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế - IRRI chia sẻ tại Diễn đàn.

Một phần nguyên nhân, theo ông Ninh, là rào cản về các cơ chế, chính sách, điển hình là Nghị định 70. Cụ thể, ông Ninh cho biết, kết quả nghiên cứu thuộc phạm vi đầu tư của ngân sách Nhà nước sẽ được xem là tài sản Nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp thời gian qua kém mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

Để công trình nghiên cứu không bị "cất vào ngăn kéo"

Theo TS. Nguyễn Khánh Vân, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Trọng điểm công nghệ tế bào động vật (Viện Chăn nuôi), nhiều vướng mắc về chính sách đã khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tiếp cận với doanh nghiệp. Nhiều dự án có giá trị khoa học cao nhưng không thể được áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

“Trình một dự án công nghệ theo cơ chế Nhà nước mất nhiều thời gian, có thể khiến nghiên cứu cơ bản của Việt Nam bị teo tóp”, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT bày tỏ. Để khắc phục, ông Long đề xuất, có một mô hình cởi mở giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp để sớm đưa các công trình nghiên cứu khoa học ra đồng ruộng, thay vì “cất vào ngăn kéo”.

PGS.TS Nguyễn Đức Bách, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 'hiến kế' cần có thêm đầu tư, không chỉ vào nhân lực mà còn vào cơ sở vật chất. Các chương trình nghiên cứu cần được đầu tư để các sinh viên, nhà khoa học có thể triển khai một cách bài bản từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đến khảo nghiệm có kiểm soát trong nhà màng.

Còn ông Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học đề nghị các bộ, ngành khi giao nhiệm vụ, đặt hàng công trình nghiên cứu khoa học nên thực hiện theo chuỗi. Nghĩa là, đặt hàng nhiều đơn vị, cùng phối hợp giải quyết 1 vấn đề, sao cho đầu ra của đơn vị này là đầu vào của đơn vị kế tiếp.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
'Tạo thuận lợi cho nhà khoa học thực hiện Chương trình công nghệ quốc gia'

'Tạo thuận lợi cho nhà khoa học thực hiện Chương trình công nghệ quốc gia'

23:00 05/07/2024

Bộ Khoa học và Công nghệ đang thực hiện tái cơ cấu Chương trình khoa học công nghệ quốc gia gắn với sửa đổi cơ chế chính sách, giúp thuận lợi hơn cho các nhà khoa học khi triển khai nhiệm vụ.

Du khách tròn mắt xem robot khoe tài tại Hội nghị AI Thế giới

Du khách tròn mắt xem robot khoe tài tại Hội nghị AI Thế giới

23:40 06/07/2024

Tại Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Thế giới ở Thượng Hải, Trung Quốc, khoảng 25 robot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) từ nhiều nơi đã được trưng bày cho công chúng, bao gồm một số mô hình lần đầu tiên ra mắt.

Thành phố New York đang lún dần mỗi năm

Thành phố New York đang lún dần mỗi năm

09:30 29/05/2023

Tin tức khoa học đột phá tuần qua là 1.084.954 tòa nhà của Thành phố New York, đang bị lún theo đúng nghĩa đen với tốc độ khoảng 2,1 mm mỗi năm do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những đoạn đường cảnh sát giao thông được bắn tốc độ 2024

Những đoạn đường cảnh sát giao thông được bắn tốc độ 2024

13:10 06/05/2024

Theo quy định của pháp luật, cán bộ cảnh sát giao thông sẽ được bắn tốc độ khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của người có thẩm quyền.

Đào tạo và sát hạch lái ô tô khu vực ASEAN: Việt Nam khó nhất?

Đào tạo và sát hạch lái ô tô khu vực ASEAN: Việt Nam khó nhất?

07:20 15/06/2024

Dù đã công nhận giấy phép lái xe lẫn nhau theo Hiệp định ASEAN về việc tạo thuận lợi cho vận tải liên quốc gia (2009), các nước khu vực Đông Nam Á khác nhau rất đáng kể về đào tạo và sát hạch cả lý thuyết lẫn thực hành lái xe.

Cá mập hổ 2 lần săn hụt rùa

Cá mập hổ 2 lần săn hụt rùa

15:30 28/01/2024

Cá mập hổ dồn rùa tới vùng nước nông, ngoạm được chân chèo trước của con mồi nhưng sau đó vẫn để nó chạy thoát.

Nhiều ôtô ngoại tỉnh bị phạt nguội tại Cao Bằng

Nhiều ôtô ngoại tỉnh bị phạt nguội tại Cao Bằng

17:45 05/10/2024

Cao Bằng - Từ ngày 6.9 - 2.10, trên địa bàn tỉnh phát hiện 27 trường hợp phạt nguội .

158 loài mới được phát hiện ở Việt Nam

158 loài mới được phát hiện ở Việt Nam

19:30 22/05/2023

Số liệu trên vừa được WWF công bố sau khi tập hợp hàng trăm công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ các trường đại học, tổ chức bảo tồn và viện nghiên cứu trên thế giới trong năm 2021, 2022. Theo đó, 290 loài thực vật, 19 loài cá, 24 loài lưỡng cư, 46 loài bò sát và một loài động vật có vú đã được tìm thấy ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Các phát hiện góp phần nâng tổng số loài được tìm thấy trong khu vực lên tới 3.390...

Loài đại bàng chuyên ăn thịt sư tử con

Loài đại bàng chuyên ăn thịt sư tử con

23:45 07/10/2024

Đại bàng martial với sải cánh gần 2 m nhắm vào sư tử non trên đồng cỏ châu Phi bất chấp nguy cơ bị sư tử mẹ phát hiện và tấn công ngược.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới