Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật.
Đề nghị không đổi tên thành Luật Căn cước
Chiều 22.6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Đại biểu Trần Công Phàn (Đoàn Bình Dương) nêu rõ, Quốc hội vẫn đang bàn về sửa đổi dự thảo Luật Căn cước công dân và thẻ căn cước công dân, chưa có chỗ nào là Luật Căn cước và thẻ căn cước. Nếu Quốc hội thông qua thì mới là Luật Căn cước.
Đại biểu cho rằng, không thể thay đổi tên gọi của luật vì như thế sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh. Ông Phàn dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết, hiện có khoảng 31.000 người gốc Việt đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa có quốc tịch cần phải quản lý, cấp giấy xác nhận căn cước.
Theo ông, Hiến pháp quy định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Nhà nước cấp thẻ căn cước công dân để thể hiện đây là công dân Việt Nam. Còn với 31.000 người chưa có quốc tịch, Nhà nước phải quản lý nhưng phải có loại thẻ khác dành cho họ để phân biệt vì họ chưa phải là công dân Việt Nam.
Cùng nói về nội dung này, đại biểu Lê Hoàng Anh (Đoàn Gia Lai) cho rằng, từ "công dân" đã chỉ đích danh là con người. Nếu chúng ta dùng từ "căn cước" thì không thể chỉ đích danh con người được.
Ông Hoàng Anh cũng nói, đối tượng là những người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa có quốc tịch thì không phải là công dân Việt Nam, do vậy có thể tính toán để cấp loại giấy tờ khác để quản lý chứ không nhất thiết là thẻ căn cước.
Vị đại biểu Gia Lai cho hay, ông không đồng tình với một số lập luận cho rằng, việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước để cấp cho những người đang chịu án phạt tù. Bởi vì những người đang chịu án phạt tù chỉ mất một số quyền cơ bản của công dân nhưng vẫn là công dân Việt Nam. Ông Lê Hoàng Anh nêu vấn đề, đồng thời đề nghị không nên đổi tên dự án luật.
Các đại biểu cũng không đồng tình việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước. Việc người dân đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước phải nộp phí nên phải cân nhắc.
Không nên bỏ thông tin quê quán trên căn cước công dân
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - băn khoăn khi dự thảo đề xuất bỏ thông tin về quê quán của công dân trên căn cước.
Theo bà, điều này không phù hợp và mâu thuẫn với chính nội dung trong Điều 3 của dự thảo, nêu định nghĩa căn cước công dân "là thông tin về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người".
"Quê quán cũng là thông tin quan trọng về nhân thân, lai lịch giúp nhận diện con người và phục vụ trong các giao dịch hàng ngày" - bà Thủy nói và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc không bỏ mục thông tin quê quán trên căn cước.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, thông tin về công dân như quê quán đang có ý kiến khác nhau và chưa rõ ràng.
"Ghi là quê quán, hay quê của bố nhưng bố đã xa quê gốc, thậm chí ra nước ngoài sinh sống 3-5 đời hoặc lâu hơn nữa thì ghi thế nào? Rất nhiều người lúng túng nội dung này khi khai báo cho con cháu của mình" - ông Trí nói.
Đại biểu đề nghị, Bộ Công an nghiên cứu, hướng dẫn công dân khai báo quê quán sao cho hợp lý, đúng, khoa học và thống nhất. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần ghi đủ các mục như nơi sinh, trú quán, quê quán, nguyên quán, đảm bảo thông tin rõ ràng, dễ khai, dễ quản lý.
Phát biểu tiếp thu giải trình, làm rõ một số nội dung tại phiên họp, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án Luật Căn cước là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, căn cước, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự và nhiều tiện ích khác, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở nước ta.
Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, một số đại biểu có ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá thêm việc đổi tên thẻ căn cước và thông tin in trên thẻ căn cước chỉ nên thể hiện những thông tin không có sự thay đổi nhiều trên thẻ căn cước. Đồng thời, cũng có một số đại biểu đề nghị bổ sung một số thông tin như là quê quán hoặc một số các thông tin khác.
Ông Lâm cũng nêu rõ, đa số đại biểu có ý kiến nhất trí với quy định về việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước, phát huy giá trị tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.
Về việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, Đại tướng Tô Lâm cho biết, đa số đại biểu có ý kiến nhất trí với quy định này và khẳng định, đây là quy định tiến bộ, tạo thuận lợi cho người dân, giúp cải cách hành chính, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị, cân nhắc lựa chọn loại thông tin tích hợp đảm bảo tính khả thi và thực hiện ngay được, không giao cho Thủ tướng Chính phủ quy định việc tích hợp giấy tờ khác.
Theo dự báo, từ chiều tối 23/6 đến ngày 25/6, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp 1.
Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024, chiều 7/7. Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, quy hoạch tỉnh Hưng Yên được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh từ thiên nhiên, con người,...
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng học sinh cần được đào tạo lý thuyết và thực hành lái xe, nhà trường phối hợp với công an để sát hạch.
Ngày 16-17/11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về trẻ em.
Ngày 14-3, một chỉ huy thuộc lực lượng này nói họ đã tiến sâu đến vài chục km vào lãnh thổ Nga và bắt giữ nhiều tù nhân.
Tên lửa Nga tập kích ở Donetsk có thể đã phá hủy 10% bệ phóng của hệ thống phòng không Patriot, tạo lỗ hổng khó bù đắp với Ukraine.
Liên quan đến vụ phá rừng quy mô lớn ở Thừa Thiên - Huế, tính đến chiều 17/4, lực lượng chức năng triệu tập 12 người có liên quan và bước đầu 8 người khai nhận hành vi của mình. Trong đó, 4 người thừa nhận cưa xẻ và vác gỗ từ trong rừng ra gồm: Hoàng Văn Q., Hoàng Xuân H., Hoàng Văn C., cùng trú thôn 4 (xã Thượng Quảng) và Trần Văn Đ. trú thôn Bá Tang (xã Hương Hữu) huyện Nam Đông. Hoàng Văn Q. khai nhận có cưa xẻ gỗ và nhờ 3 người còn lại là...
Chiều 3/6, bà Lê Thị Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh cho biết, lực lượng chức năng đã huy động người thu gom số lợn chết tại khu vực sông Ngàn Trươi đoạn qua thị trấn và xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang). “Sau khi trích xuất camera, chúng tôi phát hiện một xe tải lạ chở lợn chạy qua địa bàn, sau đó dừng lại trên đường thực hiện hành vi xấu. Tuy nhiên đêm tối nên chúng tôi chưa xác định được chủ nhân xe tải. Hiện...
Những ám ảnh của người dân về sự kiện vỡ đập bãi thải khai thác thiếc 7 năm trước lại quay về khi nước sông Nậm Tôn đổi màu khiến cá chết hàng loạt.