ĐBQH: Bệnh viện trung ương rơi vào thế 'một cổ hai tròng' nếu giao Hà Nội quản lý

16:50 03/08/2023
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Phó trưởng đoàn Quốc hội chuyên trách tỉnh Hải Dương) phản đối đề xuất chuyển giao một số bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn Thủ đô cho TP Hà Nội quản lý, trừ đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bệnh viện của trường đại học (khoản 1 điều 26 dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi). Bà Nga chỉ ra 5 lý do.

Thứ nhất, cần đối chiếu với Luật Khám chữa bệnh sửa đổi. Trong luật quy định rõ nhiệm vụ, chức năng, đơn vị quản lý các bệnh viện tuyến trung ương.

Nếu đưa các bệnh viện trung ương về Hà Nội quản lý, đồng nghĩa các cơ sở y tế này sẽ trở thành bệnh viện cấp địa phương. “Không thể đặt Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức ngang bằng với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hay Đông Anh, điều này rất vô lý”, bà Nga nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương).

Mặt khác, nếu đưa bệnh viện tuyến trung ương cho Hà Nội quản lý, Quốc hội sẽ lại phải tính đến phương án sửa Luật Khám chữa bệnh. Trong thời gian chờ sửa luật, chắc chắn xảy ra tình trạng luật nọ chồng chéo luật kia, rối càng thêm rối cho các cơ sở y tế.

Thứ hai, các bệnh viện tuyến trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, Sản, Nhi, K… ngoài nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ toàn dân còn đảm nhận nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y, chỉ đạo tuyến và hỗ trợ các địa phương công tác y tế cộng đồng, y tế cơ sở.

Nếu chuyển các bệnh viện này cho Hà Nội quản lý thì quá trình đào tạo nhân lực, chỉ đạo tuyến và hỗ trợ các địa phương khác bị đứt gãy, “về cơ bản, các bệnh viện đồng hạng giữa các địa phương sẽ không hỗ trợ được nhiều cho nhau”.

Thứ ba, bệnh viện trung ương là nơi phụ trách sức khoẻ của hàng triệu nhân dân không phải chỉ khu vực Hà Nội.

Thông thường bệnh nhân nặng, tình trạng bệnh phức tạp sẽ được điều chuyển từ địa phương về trung ương để điều trị. Nếu xáo trộn đơn vị quản lý sẽ gây ra xáo trộn dây truyền về nhân sự, cơ chế, mô hình. Cuối cùng đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất là tính mạng của hàng triệu người dân, “không ai có thể dám chắc được việc quy hoạch này không ảnh hưởng đến bệnh nhân”.

Vấn đề này cũng liên đới rất nhiều đến chi trả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Bộ máy quản lý của Hà Nội vốn đang cồng kềnh, nếu tiếp nhận thêm các bệnh viện trung ương về sẽ càng phình to, đi ngược với tinh thần tinh giảm bộ máy của Chính phủ.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga

Thứ tư, đưa bệnh viện trung ương về Hà Nội quản lý gây tình trạng “một cổ hai tròng” cho các bệnh viện. Bộ Y tế phụ trách quản lý chuyên môn, khám chữa bệnh, Hà Nội quản lý về cơ sở vật chất, đầu tư, nhân lực… Trong khi đó, dự thảo Luật Thủ đô cũng chưa ngã ngũ quy định sẽ quản lý các bệnh viện này thế nào, đơn vị nào quản lý, Sở Y tế hay UBND thành phố.

Thứ năm, bệnh viện trung ương do Bộ Y tế quản lý sẽ mang tầm quốc gia, khi đưa về thuộc Hà Nội nghĩa là hạ vị thế, rất khó hợp tác quốc tế trong trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kinh nghiệm, mua bán đấu thầu thuốc… tất cả đều phải thông qua thành phố quyết.

Do đó, khi nghiên cứu, xây dựng và góp ý dự thảo Luật Thủ đô cần đặc biệt cân nhắc đề xuất này để tránh xáo trộn. "Việc này rất hệ trọng, tầm chiến lược quốc gia, không phải của riêng địa phương, kể cả Thủ đô cũng cần hoạch định dài hơi", bà Nga nói.

Về ý kiến đưa các bệnh viện tuyến trung ương về cho Hà Nội sẽ giúp ngành y giải quyết được những vướng mắc về nhân lực, lương, phụ cấp, khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế bằng những cơ chế của Thủ đô, bà Nga nói "đây chỉ là phỏng đoán". Thực tế dự thảo Luật Thủ đô mới chỉ nêu lên vấn đề để lấy ý kiến, chưa có quy định, kế hoạch cụ thể nào cho đề xuất này.

Trong khi, Chính phủ, Bộ Y tế đang rất nỗ lực để giải quyết các vưỡng mắc cho ngành y, những khó khăn dần được tháo gỡ.

Nữ đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu đưa các bệnh viện trung ương về Hà Nội quản lý đồng nghĩa các bệnh viện trung ương khác như Chợ Rẫy, Thống Nhất, trung ương Huế… cũng sẽ phải đưa về địa phương quản lý mới thống nhất. “So sánh như vậy để thấy, đề xuất này nửa vời, xa rời thực tế”, bà nhấn mạnh.

Lo ngại khi đưa bệnh viện trung ương về Hà Nội quản lý. (Ảnh: Thanh Niên)

Đại diện Tổng hội Y học Việt Nam thẳng thắn cho rằng, quy hoạch các bệnh viện thuộc Hà Nội "rất rối, chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người dân trên địa phận Thủ đô".

Thực tế, cùng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nhưng Bệnh viện Thanh Nhàn, Việt Pháp của Hà Nội 'lép vế' đáng kể về nguồn lực và chất lượng so với Bệnh viện Bạch Mai, Da liễu thuộc tuyến trung ương. "Các bệnh viện của Hà Nội đang thua ngay trên chính sân nhà. Qua đó để thấy, bài toán đưa bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý là không thể", vị này nói.

Tại hội nghị góp ý dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi hôm 1/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị Hà Nội tính toán lại năng lực quản lý. Hiện Sở Y tế quản lý 42 bệnh viện công, 43 bệnh viện tư, 579 trung tâm y tế xã phường và gần 3.900 phòng khám đa khoa và chuyên khoa, chưa kể hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh dược, trang thiết bị.

Như vậy, việc tiếp nhận thêm bệnh viện tuyến trung ương là quá sức, đặc biệt trong bối cảnh cán bộ Sở Y tế còn đang rất mỏng. "Đây là nội dung hệ trọng, liên quan chính sách và hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng", ông Thuấn nói.

Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV vào tháng 10/2023.

Dự thảo Luật gồm 6 chương, 59 điều (tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012 hiện hành). Dự thảo Luật nêu lên nhiều hạn chế, bất cập hiện nay về cơ chế, chính sách tài chính đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ...

Có thể bạn quan tâm
Xưởng gỗ công nghiệp ở Hà Tĩnh bốc cháy dữ dội trong đêm

Xưởng gỗ công nghiệp ở Hà Tĩnh bốc cháy dữ dội trong đêm

11:50 17/01/2024

Sáng 17/1, Công an Hà Tĩnh đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy nói trên. Theo đó, khoảng 1h cùng ngày, lửa phát ra từ khu nhà xưởng của Công ty gỗ công nghiệp Lam Giang, đóng tại xã Thạch Long. Sau tiếng nổ lớn, người dân phát hiện đám cháy và ngay lập tức báo cho cơ quan chức năng. Nhà xưởng được làm khung thép, quây tôn, một số điểm gắn kính, bên trong chứa nhiều gỗ ép các loại nên lửa lan nhanh, khói đen bốc cao hàng...

Quân y đảo Phan Vinh, huyện đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân bị viêm ruột thừa cấp

Quân y đảo Phan Vinh, huyện đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân bị viêm ruột thừa cấp

14:40 24/07/2023

Ngư dân Quảng Ngãi khi đánh bắt hải sản thì bị viêm ruột thừa nên được đưa đến đảo Phan Vinh để điều trị.

Nghiên cứu làm điểm đón trả khách cố định ở tiểu đảo nút giao vành đai 2 TP.HCM

Nghiên cứu làm điểm đón trả khách cố định ở tiểu đảo nút giao vành đai 2 TP.HCM

20:00 24/06/2024

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức nghiên cứu, đề xuất bổ sung điểm đón trả khách cố định ở các tiểu đảo khu vực nút giao vành đai 2.

Diện mạo tuyến đường ven sông Đồng Nai gần 2.000 tỷ sắp hoàn thành

Diện mạo tuyến đường ven sông Đồng Nai gần 2.000 tỷ sắp hoàn thành

16:20 24/02/2024

Sau hơn 2 năm thi công, tuyến đường ven sông Đồng Nai nối từ cầu Hóa An (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đến huyện Vĩnh Cửu đang dần hoàn thiện, sẽ mang đến diện mạo mới cho TP Biên Hòa.

Đề xuất mở rộng hồ nước trên miệng núi lửa ở đảo Lý Sơn

Đề xuất mở rộng hồ nước trên miệng núi lửa ở đảo Lý Sơn

17:50 23/07/2024

Chính quyền huyện đảo Lý Sơn đề xuất tỉnh Quảng Ngãi chi 50 tỷ đồng nâng cấp hồ Thới Lới ở miệng núi lửa để tăng dự trữ nước ngọt cung cấp cho người dân.

Krông Nô đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xóa đói, giảm nghèo

Krông Nô đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xóa đói, giảm nghèo

07:00 13/09/2023

Hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Nô ( Đắk Nông ) đã đạt được một số kết quả quan...

Hai ông cháu đuối nước thương tâm khi đi kéo lưới

Hai ông cháu đuối nước thương tâm khi đi kéo lưới

06:20 28/10/2023

Tối 27/10, ông Trần Văn Dục, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Thọ cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến 2 ông cháu tử vong. Kiến ThứcGia đình đang lo hậu sự cho nạn nhân xấu số1 Theo đó, sự việc không may xảy ra vào khoảng 16h chiều ngày 27/10, ông Đoàn Văn R., (SN 1960) dẫn cháu nội Đoàn Văn B. (SN 2008) đi kéo lưới tại biển Thọ Đơn, phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn. Trong lúc kéo lưới thì sóng biển đã cuốn trôi cả...

Quảng Trị: Tháo gỡ khó khăn, di dời người dân vùng sạt lở bờ sông Thạch Hãn

Quảng Trị: Tháo gỡ khó khăn, di dời người dân vùng sạt lở bờ sông Thạch Hãn

15:40 07/08/2024

Mức hỗ trợ để người dân di dời hiện quá thấp, chỉ có 20 triệu đồng/hộ khiến nhiều hộ dân không muốn đi bởi với mức hỗ trợ này, họ sẽ không thể xây dựng nhà ở trong vùng dự án.

Vĩnh Long đấu giá loạt trụ sở cũ của cơ quan sau sáp nhập, di dời

Vĩnh Long đấu giá loạt trụ sở cũ của cơ quan sau sáp nhập, di dời

15:20 22/05/2024

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thực hiện bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với nhiều trụ sở cơ quan, ban ngành do di dời địa điểm.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới