Dạy thêm, học thêm: Lệnh cấm bị phớt lờ bằng muôn vàn kiểu lách luật

08:20 22/11/2023

Thông tư 17/2012 của Bộ Giáo dục & đào tạo từng được xem là chỉ thị có sức nặng, hy vọng sẽ giải quyết được tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.

Học sinh vừa kết thúc một buổi học thêm tại một trung tâm ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Vậy mà hơn 10 năm trôi qua, vấn nạn này vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện, thậm chí còn trở nên nóng bỏng trên diễn đàn Quốc hội mấy ngày qua.

Dạy thêm, học thêmkhông chỉ gây tốn kém cho phụ huynh, quá tải cho học sinh mà còn phô bày một hình ảnh xấu xí về người thầy khi nơi này nơi kia phản ánh có tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, các nhà trường tổ chức dạy thêm với hình thức "tự nguyện kiểu ép buộc".

Tệ hơn, có chuyện học sinh bị trù dập, đối xử không công bằng chỉ vì không chịu đi học thêm.

Tôi chờ đợi sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì việc đổi mới thi có thể thay đổi quan điểm chạy theo các lớp học thêm như hiện nay, hướng đến giáo dục thực chất hơn. Nếu việc này làm được thì nhu cầu học thêm sẽ tự khắc giảm.
Thầy NGUYỄN VĂN HÒA

Không quản nổi

Theo thông tư 17, hoạt động dạy thêm, học thêm phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản: không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau,

khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh; tuyệt đối không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa...

Thông tư cũng quy định rõ các trường hợp không được dạy thêm, học thêm là: học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học hai buổi/ngày; học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường, dạy chính học sinh của mình khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

  • 63% bạn đọc ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

  • Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện

  • 'Bác sĩ có thể mở phòng khám tư thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng'

Như vậy, theo văn bản pháp lý, việc dạy thêm, học thêm không bị cấm hoàn toàn mà đã cho duy trì có điều kiện. Tuy nhiên ngay cả giải pháp dung hòa này cũng khó thực hiện. Việc "chống dạy thêm, học thêm tràn lan" nằm trong nhiệm vụ của nhiều năm học.

Một số địa phương cũng đã triển khai việc này mạnh mẽ, bằng việc ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thanh tra kiểm tra đột xuất. Nhưng tình trạng cấm cứ cấm, làm cứ làm vẫn diễn ra.

Trong các nhà trường, việc học sinh cuối cấp tham gia học một số môn văn hóa tăng cường để chuẩn bị thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp THPT khá phổ biến. Việc này được tổ chức dưới hình thức tự nguyện nhưng hầu hết học sinh phải tham gia.

Nhiều nhà trường đưa các môn nghệ thuật, thể thao, tiếng Anh tăng cường, tổ chức luyện thi IELTS, kỹ năng sống... vào trường học đều theo con đường "tự nguyện". Khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, viện cớ chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, nhiều trường đã sắp xếp thời khóa biểu khiến học sinh phải học tới trên dưới 45 tiết/tuần.

Trong khi đó ở bên ngoài nhà trường, hoạt động dạy thêm, học thêm cũng sôi động: dạy ở trung tâm văn hóa, do các nhóm thầy cô tập hợp tổ chức, do phụ huynh tổ chức mời giáo viên dạy; dạy tại nhà thầy, cô giáo. Nếu như học sinh THCS, THPT học thêm vì cần bồi dưỡng kiến thức thì học sinh tiểu học học thêm còn có lý do khác "cần người trông trẻ ngoài giờ học"...

Việc đề nghị đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bộ trưởng Bộ GD-ĐT muốn có thêm cơ sở pháp lý quản việc này ở ngoài nhà trường.

Một nhóm học sinh học thêm tại một cơ sở ở quận 10, TP.HCM (ảnh chụp tối 21-11) - Ảnh: M.DUNG

Cần quay lại từ gốc

Nhu cầu học thêm, theo thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

"Ở tiểu học, tình trạng phụ huynh bị ép cho con học thêm phổ biến hơn ở bậc học trên. Vì thực chất, học sinh không cần thiết phải học thêm.

Nhất là với những học sinh đã học hai buổi/ngày thì mọi yêu cầu học tập hầu như giải quyết tại trường. Ngoại trừ một số người có nhu cầu thật vì cần người quản con ngoài giờ thì nhiều phụ huynh vì ngại, vì sợ phải cho con đi học", thầy Tùng Lâm nhìn nhận.

Siết chặt quản lý và có chế tài nghiêm khắc hơn với trường hợp "ép buộc" theo thầy Lâm là cần thiết. Nhất là tình trạng dạy trước, mang kiến thức chính khóa ra dạy ở lớp dạy thêm. Việc này hành lang pháp lý đã có, chỉ còn vấn đề thực thi, chế tài thế nào.

Tuy nhiên thầy Tùng Lâm cũng chia sẻ những nguyên nhân khác như tâm lý chạy theo điểm số (của phụ huynh), áp lực thành tích (do giáo viên bị áp thi đua) và quan trọng hơn là áp lực thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học quá nặng nề khiến ở các bậc THCS, THPT việc phụ huynh tình nguyện, thậm chí chạy đi khắp nơi tìm thầy cho con học thêm là sự thật.

"Với những người dạy thêm có uy tín, thu nhập mỗi tháng hàng trăm triệu đồng, nhưng dù họ có từ chối thì học sinh vẫn lao đến, ở góc độ nhu cầu thật thì khó có thể phê phán người thầy. Mà để giảm dạy thêm, học thêm không cần thiết, cần có giải pháp làm giảm "nhu cầu học thêm" hơn là tìm cách cấm đoán", một nhà quản lý giáo dục ở Hà Nội chia sẻ.

Thầy Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch hội đồng quản trị Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cũng cho rằng việc dạy học hiện nay vẫn chủ yếu cung cấp kiến thức, hướng tới thi cử, điểm số cao. Khi vấn đề này chưa được thay đổi thì dù có cấm, dạy thêm và học thêm vẫn tồn tại ở những hình thức khác nhau.

Cần chăm lo cho giáo viên

GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành, chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, đặt ra một vấn đề căn cơ khác là cần cải thiện môi trường làm việc của giáo viên đồng thời với đó là cơ chế đãi ngộ.

Ông cho rằng thay vì cấm, cần nhìn vào căn nguyên là rất nhiều nhà giáo phải dạy thêm vì nhu cầu cuộc sống. Khi thu nhập từ lương quá thấp, nhiều người phải dạy thêm để có thêm thu nhập.

"Muốn ngăn chặn dạy thêm ở khía cạnh tiêu cực, cần chăm lo để giáo viên có thu nhập, yên tâm gắn bó với nghề. Cùng với đó là tạo một môi trường để giáo viên được ghi nhận, khích lệ, đối xử tôn trọng và đúng với công sức, đóng góp của mỗi người", GS Nguyễn Mậu Bành nói.

Có thể bạn quan tâm
Người đàn ông Lào vượt 1.000 km sang Việt Nam chữa bệnh

Người đàn ông Lào vượt 1.000 km sang Việt Nam chữa bệnh

17:00 01/07/2024

Hơn một năm nay, ông Sengchanthavong KhamSeng (77 tuổi, Viêng Chăn, Lào) bị mờ mắt, tình trạng mỗi lúc một nặng, ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt của ông. Được người thân giới thiệu, gia đình ông Sengchanthavong KhamSeng quyết tâm đến Việt Nam chữa bệnh. Vượt hơn 1.000km đường bộ (khoảng 20 giờ đi đường), gia đình đã đến khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình để được tư vấn. Theo BS.CKI Phạm Nguyễn Anh Tuấn, Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện...

Y án 7 năm tù cựu đại úy Lê Thị Hiền vụ án 'dí bill' ép khách trả tiền

Y án 7 năm tù cựu đại úy Lê Thị Hiền vụ án 'dí bill' ép khách trả tiền

19:30 17/05/2023

Chiều 17/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án cướp tài sản xảy ra tại quán bar Magic Lounge (ở quận Đống Đa, Hà Nội). TAND Hà Nội bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên cựu đại úy công an Lê Thị Hiền (40 tuổi, trú quận Cầu Giấy) y án 7 năm tù về tội cướp tài sản. HĐXX chấp nhận đơn xin giảm án, phạt Nguyễn Thị Minh Trang (30 tuổi, sơ thẩm 7 năm tù) mức án 5 năm tù và Trần Minh Hiếu (21 tuổi, sơ thẩm 5 năm tù) bị phạt 3 năm 6...

'Nổ' quen CSGT, giảng viên đại học lừa tiền của nhiều tài xế

'Nổ' quen CSGT, giảng viên đại học lừa tiền của nhiều tài xế

17:20 08/01/2024

Chiều 8/1, theo thông tin từ Công an tỉnh Sơn La, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 người về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Những người bị khởi tố là thành viên của nhóm 'Team GTVM 26' gồm: Vũ Thái Sơn (SN 1982, trú tại phường Chiềng Sinh, TP Sơn La, Giảng viên trường Đại học Tây Bắc), Nguyễn Văn Thường (SN 2003, trú tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu) và Vì Văn Lâm (SN 2002,...

Thế mạnh của Gia Lai trong phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics

Thế mạnh của Gia Lai trong phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics

10:40 21/06/2024

TP - Gia Lai nằm trong vùng Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam có điều kiện kết nối cả khu vực Đông Bắc Campuchia và Nam Lào thông qua Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đồng thời liên kết với các trung tâm kinh tế vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Duyên Hải Trung bộ.

'Dính cồn' sau buổi sinh nhật bạn, cô gái lái ô tô tông chết người

'Dính cồn' sau buổi sinh nhật bạn, cô gái lái ô tô tông chết người

14:40 14/01/2024

Trong lúc xuống xe kiểm tra sự cố, anh L.N.Q. bị một ô tô con tông tử vong. Nữ tài xế gây tai nạn có nồng độ cồn 0,385mg/lít khí thở. Nói với cảnh sát, nữ tài xế nói vừa đi sinh nhật bạn về.

Nước lũ lên nhanh gây vỡ đập Tắt, cuốn trôi nhiều hoa màu của người dân Hà Tĩnh

Nước lũ lên nhanh gây vỡ đập Tắt, cuốn trôi nhiều hoa màu của người dân Hà Tĩnh

17:10 30/10/2023

Video: Vỡ đập Tắt cuốn trôi nhiều hoa màu của người dân Chiều 30/10, trả lời PV VTC News, ông Nguyễn Đăng Phú, Chủ tịch UBND xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh cho biết, do mưa lớn thời gian dài đã khiến đập Tắt bị vỡ, nhiều hoa màu của người dân bị cuốn trôi. “Đập vỡ vào khoảng 12h hôm nay (30/10), thân đập bị sạt lở kéo dài khoảng 6m. Chúng tôi đang thông báo, yêu cầu bà con nhà gần đập di dời đến nơi an toàn. Hiện chưa có thiệt hại nhiều về...

Trạm phó kiểm lâm tử vong với 14 vết đạn khi đang tuần tra, làm rõ kẻ nào đã giết?

Trạm phó kiểm lâm tử vong với 14 vết đạn khi đang tuần tra, làm rõ kẻ nào đã giết?

20:10 05/12/2023

Ông Nguyễn Kim Anh, Trạm phó trạm kiểm lâm số 2 (thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô) đã bị trúng 14 vết đạn, tử vong khi đang tuần...

'Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có lúc, có nơi bị buông lỏng'

'Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có lúc, có nơi bị buông lỏng'

10:40 10/10/2023

Bộ trưởng Giao thông Vận tải chỉ rõ văn hóa giao thông chưa được hình thành rõ nét; việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có lúc, có nơi bị buông lỏng; một số vi phạm chưa được khắc phục triệt để.

TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 2 điểm mừng Tết Dương lịch 2024

TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 2 điểm mừng Tết Dương lịch 2024

17:20 28/11/2023

TPHCM – UBND TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Công viên văn hoá Đầm Sen (Quận 11) mừng Tết Dương lịch...

Co loi xay ra
Co loi xay ra