Các đại biểu cho rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phát huy vai trò đại diện, giám sát, phản biện xã hội và đổi mới nội dung phương thức hoạt động theo hướng chuyển đổi số trong thời gian tới.
Dự kiến Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X sẽ tổ chức trong các ngày, từ 16 đến 18/10/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Đại hội sẽ là cơ hội nhìn nhận lại sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và những nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thời gian tới.
Đây là những ý kiến được đưa ra tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra hôm nay 5/9 tại Hà Nội.
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X chia thành hai phần: Phần thứ nhất về tình hình khối đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả thực hiện chương trình hành động đại hội IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiệm kỳ 2019 - 2024; Phần thứ hai là phương hướng, mục tiêu và Chương trình hành động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029 với 6 nội dung chương trình hành động.
Góp ý tại hội nghị vào dự thảo báo cáo chính trị của đại hội, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị báo cáo cần đề cập tới việc đẩy mạnh chuyển đổi số. Phải biến chuyển đổi số thành hành động, ý chí của toàn dân vì đây là cơ hội duy nhất để nước ta tiến sát hơn với các nước khác. Nếu tiếp tục làm kinh tế truyền thống sẽ ngày càng lạc hậu so với thế giới.
Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh chuyển đổi số là động lực đưa đất nước vào kỷ nguyên mới và nội dung này cần được thể hiện mạnh mẽ, sâu sắc hơn trong Đại hội lần thứ X của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
“Trong chương trình hành động 6 của dự thảo báo cáo đã nhắc đến chuyển đổi số, tuy nhiên cần nhấn mạnh hơn ý nghĩa của chuyển đổi số trong hệ thống Mặt trận, bổ sung chỉ tiêu về chuyển đổi số,” bà Nguyễn Lan Hương nói.
Theo bà Nguyễn Lan Hương, tài liệu của Đại hội cũng cần được thực hiện theo mã QR code, giảm thiểu việc in ấn bằng văn bản, từng bước sử dụng mã QR code cho việc cài đặt App Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trưng bày ảnh cần gắn với số hóa 3D để vừa thể hiện sự trang trọng trong Đại hội và cũng là khẳng định trách nhiệm và quyết tâm của Mặt trận tham gia chuyển đổi số.
Ông Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng nhìn lại gần 40 năm qua, tuy đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức nhưng khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và phát huy. Chính khối đại đoàn kết dân tộc làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử rất đáng tự hào của gần 40 năm đổi mới. Do đó, trong dự thảo báo cáo chính trị của nhiệm kỳ cần tập trung vào nội dung “nhìn lại 40 năm đổi mới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo đường lối của Đảng.”
Theo ông Huỳnh Đảm, so với yêu cầu, đòi hỏi, mong muốn hiện nay, Mặt trận sẽ còn phải phấn đấu, vươn lên hơn nữa trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình. Thời gian tới cần hoàn thiện thể chế để phát huy vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới, nhất là vai trò đại diện, giám sát, phản biện xã hội, đổi mới nội dung phương thức hoạt động làm sao cho thiết thực hơn, phong phú hơn để Mặt trận đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Cũng nhấn mạnh về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong dự thảo báo cáo, ông Nguyễn Văn Thân dẫn chứng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 những năm vừa qua, mặc dù bà con nhân dân cả nước gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch gây ra nhưng để vượt qua những khó khăn đó một phần là nhờ vào bà con nhân dân đã tích cực đóng góp với nguồn lực rất lớn. Thành quả này có được là nhờ sự vào cuộc của hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp. Vì vậy, các nội dung này trong báo cáo cần phải được làm nổi bật thêm, khẳng định mối quan hệ vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như huy động sức mạnh của nhân dân đóng góp khi đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Thân cũng đề cập tới hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ mới với 3 nhiệm vụ đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân trong dự thảo báo cáo. Trong đó, đối ngoại nhân dân của Mặt trận là hoạt động đối ngoại mang tính chất nòng cốt. Vì vậy, trong báo cáo chính trị cần làm sâu sắc thêm, nổi bật thêm yếu tố này./.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.