Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý với phương án, các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 81, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đối với bậc học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, việc tăng học phí do HĐND các tỉnh, thành phố quyết định theo điều kiện của địa phương.
Đề xuất 3 phương án hỗ trợ mua sách giáo khoa
Ngày 10.5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về vấn đề học phí và sách giáo khoa năm 2023-2024.
Báo cáo tại cuộc họp, về vấn đề sách giáo khoa năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng lộ trình Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88), TTXVN đưa tin.
Hiện 37/63 tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) đã chọn xong sách giáo khoa lớp 4, 8, 11. 26 địa phương đang đợi thẩm định giá từ Bộ Tài chính để quyết định lựa chọn. “Vấn đề chủ yếu liên quan đến sách sẽ thay vào năm nay là lớp 4, 8, 11, trong đó, bao gồm các nội dung về việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn, tính giá, thẩm định giá, duyệt giá, in, xuất bản, phát hành…” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo cố gắng phê duyệt sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 dự kiến vào tháng 12.2023 để làm cơ sở cho các địa phương chọn sách giáo khoa” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho hay.
Với mức giá bình quân là 200 nghìn đồng/bộ sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến 3 phương án ngân sách nhà nước hỗ trợ mua sách giáo khoa. Phương án một, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% số lượng học sinh còn lại chưa được hưởng chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, được mượn sách thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí Nhà nước cần hỗ trợ dự kiến khoảng 2.138 tỉ đồng.
Phương án hai, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% số lượng học sinh còn lại chưa được hưởng chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, được mượn sách thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí nhà nước cần hỗ trợ dự kiến hơn 1.527 tỉ đồng
Phương án thứ ba, ngân sách nhà nước hỗ trợ số lượng học sinh có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo được mượn sách giáo khoa thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí Nhà nước cần hỗ trợ dự kiến 107,57 tỉ đồng.
Chuẩn bị thông qua mức học phí cho năm học mới
Tại cuộc họp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo về phương án học phí năm học 2023-2024. Phương án một, tiếp tục thực hiện theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để áp dụng từ năm học 2022-2023 (Nghị định 81). Phương án hai là điều chỉnh lộ trình học phí lùi 1 năm so với lộ trình tại Nghị định 81.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dự kiến đầu tháng 7 tới, HĐND các địa phương sẽ thông qua mức học phí cho năm học mới. Đối với giáo dục đại học, các trường phải quyết định mức thu học phí, thông báo trước khi thí sinh đăng ký dự tuyển.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, sách giáo khoa là vấn đề được các phụ huynh, học sinh, các nhà trường và xã hội hết sức quan tâm và chờ đợi, đặc biệt thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính thông báo rộng rãi về tiến độ in sách, kết quả rà soát giá sách để 26 địa phương còn lại kịp thời chọn, đăng ký mua sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 đảm bảo tiến độ.
Phó Thủ tướng đồng ý với phương án, các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 81, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đối với bậc học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, việc tăng học phí do HĐND các tỉnh, thành phố quyết định theo điều kiện của địa phương.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá rõ tác động xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, thậm chí không thể đi học do học phí tăng. Từ đó, có phương án hỗ trợ cụ thể, “bảo đảm mục tiêu nhất quán là nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học”.
Mỹ đã quyết định gửi bom chùm tới Ukraine để giúp quân đội nước này đẩy lùi các lực lượng Nga cố thủ dọc chiến tuyến miền đông.
Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Indonesia kỳ vọng Diễn tập Đoàn kết ASEAN sẽ tiếp tục được thực hiện thường xuyên, một hoặc hai năm/lần, nhằm tạo nên tính đặc trưng ngày càng vững chắc hơn của khu vực.
Trung Quốc vừa công bố kế hoạch bảo vệ đập Tam Hiệp , tận dụng các di sản và hiện vật được khai quật ở khu vực đập dọc theo...
ICC cho rằng họ phải 'chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh trục xuất bất hợp pháp dân số (trẻ em) và di chuyển bất hợp pháp dân số (trẻ em) từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga'.
Ngày 19.4, UBND xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, chính quyền cùng gia đình đang lo hậu sự cho cháu Kpă H'Điếp (SN 2010, trú...
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tăng cường phòng chống bệnh bạch hầu, sau khi tỉnh này công bố dịch bạch hầu tại thị trấn Mường Lát.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, chưa bao giờ mối quan hệ giữa Việt Nam - Australia bền chặt và phát triển tốt đẹp như hiện nay.
Sáng 23.5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến Đại sứ quán Iran tại Việt Nam chia buồn và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng thống Cộng...
Ước tính có khoảng 80.000 người phải đi sơ tán trong nước, trong bối cảnh hàng trăm người đã thiệt mạng do xung đột ở bang Plateua của Nigeria kể từ tháng Năm vừa qua.