Vì sao rất nhiều trường THPT tại TP.HCM chọn phương án thuê máy lạnh bằng phương thức xã hội hóa thay vì vận động phụ huynh góp tiền để mua?
Anh N. - phụ huynh có con học lớp 10 Trường THPT Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM - nêu thắc mắc.
Anh N. tính toán: "Chúng tôi phải đóng 95.000 đồng mỗi tháng cho con với khoản tiền thuê máy lạnh. Trong khi đó, tôi xem giá thị trường thì máy lạnh hai ngựa loại dùng được bây giờ chỉ khoảng 15,5 triệu đồng/cái.
Mỗi lớp cần lắp hai máy lạnh hai ngựa, vị chi 31 triệu đồng. 45 học sinh/lớp thì chỉ cần lấy số tiền của bảy tháng thuê là có thể mua được hai máy lạnh mới và có thể dùng trong suốt ba năm THPT. Chỉ tính sơ sơ như thế là đủ thấy giá tiền thuê máy lạnh hiện nay quá mắc so với giá thị trường".
Tương tự, anh P. - phụ huynh Trường THPT Long Trường, TP Thủ Đức - cũng phản ảnh: "Trường chúng tôi có 40 lớp, tính trung bình mỗi lớp 45 học sinh thì số tiền thuê máy lạnh mỗi tháng hơn 170 triệu đồng.
Như vậy, một năm học có chín tháng thì tiền thuê máy lạnh hơn 1 tỉ đồng chứ không ít. Tại sao nhà trường không chọn phương án rẻ hơn, tốt hơn cho học sinh là mua máy lạnh vì mua thì máy lạnh đó chính là của cải do mình sở hữu, sử dụng được lâu dài".
Không chỉ hai trường trên, hiện trên địa bàn TP.HCM có rất nhiều trường THPT chọn phương án thuê máy lạnh bằng phương thức xã hội hóa thay vì vận động phụ huynh góp tiền để mua.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hữu Hân - hiệu trưởng Trường THPT Thanh Đa - thông tin: "Trước đây trường chúng tôi cũng có vận động phụ huynh trang bị máy lạnh cho các lớp vì học sinh than nóng quá, học tập không hiệu quả. Tuy nhiên, việc này không nhận được sự đồng thuận của phụ huynh.
Từ năm học trước, chúng tôi đưa ra phương án thuê máy lạnh thì phụ huynh đồng tình. Do đó Trường THPT Thanh Đa đã thuê máy lạnh từ năm học 2023 - 2024. Năm nay, trường cũng hỏi ý kiến phụ huynh ngay từ đầu năm học rồi mới thực hiện".
Theo ông Hân, thiết kế ban đầu của Trường Thanh Đa là không gắn máy lạnh mà dùng quạt máy. Vì vậy, khi thay đổi công năng thì đường điện hiện tại không đáp ứng được.
"Mức thu 95.000 đồng/tháng là mức thu đã được HĐND TP.HCM quy định chứ không phải do nhà trường tự đặt ra. Trong đó 60.000 đồng là tiền thuê máy lạnh, 35.000 đồng là tiền điện, bảo trì, bảo dưỡng...
Chưa kể đơn vị cho thuê máy lạnh có nghĩa vụ làm lại đường dây điện riêng để đảm bảo an toàn. Việc làm lại đường dây điện này cũng khá tốn kém", ông Hân nói.
Trong khi đó, ông Võ Tấn Nghĩa - hiệu trưởng Trường THPT Long Trường - cho hay đầu năm học nhà trường triển khai ba phương án: lớp học không gắn máy lạnh nếu phụ huynh không có nhu cầu; phụ huynh mua máy lạnh mang vào lắp và hằng tháng chỉ đóng tiền điện; phương án 3 là thuê máy lạnh. Kết quả là các lớp chọn phương án 3.
Nói về việc thuê máy lạnh, một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng không phải cứ mua cái máy lạnh mang vào trường gắn là sử dụng được ngay. Đa số các trường có thiết kế ban đầu là không sử dụng máy lạnh, giờ muốn sử dụng thì phải làm hồ sơ, xin làm lại đường dây điện, khá nhiêu khê và tốn kém.
"Tính ra, mỗi phụ huynh phải đóng 1 - 2 triệu đồng mới có thể mua được. Mà việc huy động tiền bạc hiện nay được xem là việc nhạy cảm, không phải phụ huynh nào cũng đồng tình và có điều kiện. Chỉ những trường có đa số phụ huynh khá giả mới thực hiện được.
Do đó, HĐND TP.HCM đã quy định hai khoản thu có liên quan đến máy lạnh: đối với những trường đã có máy lạnh thì phụ huynh sẽ đóng 35.000 đồng/tháng tiền điện và bảo trì, bảo dưỡng; với những trường phải đi thuê thì phụ huynh đóng 95.000 đồng/tháng", vị này nói.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, trên địa bàn TP.HCM hiện nay cũng có khá nhiều trường vận động được phụ huynh trang bị máy lạnh cho lớp học. Ở quận 1, quận 3, hầu hết các trường tiểu học, THCS đều đã thực hiện việc này cách đây nhiều năm.
"Lúc ấy thị trường chưa có dịch vụ cho thuê máy lạnh như bây giờ chứ nếu có và nếu được chọn lựa thì tôi cũng sẽ chọn phương án thuê", hiệu trưởng một trường phổ thông ở quận 1, chia sẻ.
Hiệu trưởng một trường ở TP.HCM cho hay việc thuê máy lạnh sẽ tạo thuận lợi cho nhà trường rất nhiều, dù so với việc đi mua thì giá thuê mắc hơn.
"Thứ nhất, khi thuê thì bên dịch vụ hoàn toàn chịu trách nhiệm khi máy lạnh hư hỏng hoặc cần vệ sinh, bảo trì. Khi máy lạnh có vấn đề chỉ cần gọi điện là họ đến sửa ngay, nhà trường không phải lo vấn đề này.
Thứ hai, đa số các trường có thiết kế ban đầu là dùng quạt máy nên khi chuyển qua dùng máy lạnh thì làm hồ sơ rồi làm lại đường điện mất rất nhiều công sức và cả kinh phí.
Thứ ba, việc vận động lắp máy lạnh là cho học sinh, người được hưởng lợi là học sinh và giáo viên.
Thế nhưng, nếu thực hiện xã hội hóa không khéo nhà trường sẽ bị mang tiếng là lạm thu, nhất là giai đoạn đầu năm học. Nếu không cẩn thận thì các đoàn thanh tra sẽ xuống, nhà trường rất mệt mỏi, không còn tâm sức lo cho việc dạy học", vị này phân tích.
Mới đây một phụ huynh lên mạng xã hội bày tỏ bức xúc vì phải đến trường của con để trực nhật sau 17h. Phụ huynh này cho biết có con đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm, Thanh Trì (Hà Nội). Từ đầu năm học đến nay, hằng ngày các phụ huynh trong lớp phải luân phiên đến trường trực nhật vào 17h.
Theo vị phụ huynh này, đầu năm học phụ huynh được thông báo do học sinh lớp 1 khó khăn trong việc dọn vệ sinh lớp nên mỗi lớp cần đóng 500.000 đồng để thuê người dọn dẹp vệ sinh lớp học. Nếu không thuê thì phụ huynh sẽ phải đến trường vào 17h hằng ngày để trực nhật thay con em.
Ngoài ra phụ huynh cũng phản ảnh ban phụ huynh của nhà trường kêu gọi tặng cơ sở vật chất. Trong đó kỳ 1 khối 1 tặng 10 bộ điều hòa cho nhà trường, dự kiến hơn 10 triệu đồng/bộ. Trong kỳ 2, phụ huynh toàn trường tặng sân cỏ nhân tạo cho trường, dự kiến hơn 100.000 đồng/học sinh.
Ngày 27-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Hoàng Thị Thu Hà - hiệu trưởng Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm - cho biết qua rà soát sau phản ảnh, nhà trường thấy cô N.T.U. - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5 - nhắn tin trao đổi thông tin qua lại trên nhóm Zalo của lớp.
Tuy nhiên do cách trao đổi, triển khai của giáo viên không đúng chủ trương của nhà trường, chưa thấu đáo và rõ ràng dẫn đến cha mẹ học sinh không hài lòng, bức xúc và có ý kiến phản ảnh.
"Trường đã yêu cầu giáo viên viết bản tường trình, đồng thời tổ chức họp hội đồng sư phạm quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên khi trao đổi, cung cấp thông tin đến cha mẹ học sinh phải đảm bảo đúng chủ trương của nhà trường.
Phải bàn bạc, công khai, minh bạch thông tin để cha mẹ học sinh hiểu và đồng hành với nhà trường trong mọi hoạt động nuôi và dạy các con. Nhà trường cũng đã liên hệ trao đổi, giải thích với cha mẹ học sinh để hiểu và chia sẻ.
Qua sự việc này, trường sẽ tăng cường việc quán triệt, chỉ đạo cán bộ, giáo viên kỹ năng trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh để tạo được sự chia sẻ, đồng thuận, đồng hành cùng nhà trường trong mọi hoạt động", bà Hà nói.
Giải thích về việc kêu gọi phụ huynh ủng hộ 10 bộ điều hòa mới và ủng hộ kinh phí làm sân cỏ nhân tạo nhận phản ứng từ một số phụ huynh, theo bà Hà, những khoản này trường chỉ đang lấy ý kiến, hiện tại phụ huynh không đồng thuận nhà trường đã dừng triển khai, không thực hiện nữa.
Chỉ còn vài tháng nữa là bước vào mùa mưa, nhưng người dân sống tại khu vực Núi Sọ (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, huyện Hòa Vang,...
Hàng ngàn người biểu tình đổ ra đường tại các thành phố lớn trên khắp thế giới hôm 5-10 để yêu cầu chấm dứt chiến tranh tại Dải Gaza nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung.
Tại thời điểm gây tai nạn, bị cáo Minh điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã say rượu và không có giấy phép lái xe hợp pháp...
Một quán hủ tiếu ở TPHCM đang gây được sự chú ý trên mạng xã hội những ngày qua bởi cách phục vụ món độc lạ, tô hủ tiếu được thả dây từ tầng 1 xuống.
Đồn Biên phòng Tùng Vài – Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với UBND huyện Quản Bạ và một số đơn vị tổ chức chương trình 'Xuân Biên cương' tại xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Nguyên nhân chính là do tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, dân số già đi và ngày càng nhiều phụ huynh chuyển đến thành phố lớn để cho con học ở các trường tốt hơn.
Chỉ đỗ nguyện vọng 'dự phòng', lại cần ít nhất gần 20 triệu đi nhập học, Bùi Thị Hoa quyết định bỏ.
Một số lượng lớn những chú rùa biển xanh và rùa đầu to được bảo vệ đang quay trở lại trên bãi biển của hai căn cứ quân sự Anh tại Cyprus. Năm nay, 382 tổ rùa biển đã được ghi nhận, con số này vượt gần 25% so với số lượng năm ngoái .
Đọc bài gốc tại đây.
TPHCM - Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện xét điểm thi tốt nghiệp THPT ở mức cao, có trường lấy 27,87 điểm, tương đương 9,3 điểm/môn mới trúng...