Lý do khiến hơn 122.000 thí sinh bỏ nhập học đại học

17:50 29/08/2024

Chỉ đỗ nguyện vọng "dự phòng", lại cần ít nhất gần 20 triệu đi nhập học, Bùi Thị Hoa quyết định bỏ.

Hoa ở huyện Vân Hồ, Sơn La, đăng ký 4 nguyện vọng vào các ngành sư phạm của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, Tây Bắc. Ở nguyện vọng thứ 5, nữ sinh đặt vào ngành Điều dưỡng của Đại học Đại Nam do trúng tuyển bằng học bạ.

Trước đó, Hoa đã tham khảo điểm chuẩn năm ngoái. Với mức 27,3 điểm tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), Hoa nghĩ có thể đỗ Sư phạm, được miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,6 triệu đồng mỗi tháng. Không ngờ điểm chuẩn tăng cao, Hoa trượt cả 4 nguyện vọng đầu, thiếu 0,2-1 điểm.

Cầm giấy báo đỗ của trường Đại Nam, Hoa vui nhưng đắn đo khi các khoản cần nộp gần 13 triệu đồng, gồm 11 triệu học phí kỳ I. Cộng cả tiền thuê nhà, ăn ở, em phải cầm theo ít nhất 20 triệu đi nhập học.

"Với gia đình thuần nông, lại có ba chị em đang đi học, khoản tiền đó rất lớn", Hoa nói. "Nghĩ đến cảnh bố mẹ chật vật xoay tiền, em quyết định không nhập học".

Hoa là một trong hơn 122.000 thí sinh đỗ nhưng bỏ nhập học, chiếm 18,13% số thí sinh trúng tuyển đợt 1.

Đại diện một số trường nhận định việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó đầu tiên là do học phí cao, như trường hợp của Hoa.

Thống kê từ 110 trường đại học cho thấy học phí với tân sinh viên năm học này phổ biến quanh mức 20-35 triệu đồng. So với năm học trước, mức thu của nhiều trường tăng khoảng 10%. Ngoài ra, sinh viên cần chi tiền phòng trọ, điện, nước, internet, gửi xe, ăn uống, học thêm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học...

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công thương TP HCM, cho rằng đây là rào cản lớn.

"Một sinh viên ở trường công lập trung bình mỗi tháng cần khoảng 10 triệu đồng cho mọi khoản. Nếu học trường tư, chi phí có thể lớn hơn rất nhiều", ông Sơn nói. "Nhưng cơ chế cho sinh viên vay tiền để học tập còn bất cập".

Hiện, Ngân hàng Chính sách xã hội cho sinh viên hộ nghèo, cận nghèo, hoặc gặp khó khăn tài chính do các tình huống bất ngờ vay tiền đi học - tối đa 4 triệu đồng mỗi tháng. Theo ông Sơn, mức này chưa đủ.

Đại diện trường Đại học Mở Hà Nội, Mỏ - Địa chất cũng nhận định chi phí học đại học khá lớn là một phần nguyên nhân khiến thí sinh bỏ nhập học. Riêng trường Mỏ - Địa chất thống kê tỷ lệ bỏ khoảng 5-10% mỗi năm (100-200 người).

Trong gần 3.000 lượt độc giả tham gia khảo sát của VnExpress hôm 28/8, có 73% đồng tình rằng "học phí vượt quá khả năng chi trả" là lý do khiến các thí sinh từ chối cơ hội vào đại học đợt 1.

Theo TS Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, nhiều phụ huynh, thí sinh đã nhận thức được việc "học đại" một trường đại học nào đó vừa tốn kém, vừa có thể thất nghiệp do không có động lực học tập, kết quả kém. Ông Khánh ghi nhận nhiều em chọn cao đẳng vì chi phí thấp hơn, chỉ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng một tháng.

"Những năm qua, tình hình tuyển sinh của trường rất khả quan. Hết tháng 8, trường đã tuyển được trên 2.000 thí sinh, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái", ông Khánh nói. "Có em đạt 28, 29 điểm xét tuyển đại học vẫn đăng ký vào trường".

Lý do thứ hai, theo các chuyên gia là thí sinh đỗ nguyện vọng không yêu thích, dẫn đến thay đổi định hướng.

"Có bạn đỗ ở nguyện vọng thứ 13 vào một ngành không mong muốn", PGS.TS Lê Xuân Thành, Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường Đại học Mỏ - Địa chất, cho hay. "Do đó, một số bỏ để chuyển hướng học nghề hay đăng ký xét tuyển đợt 2 vào trường khác".

Trưởng phòng đào tạo một đại học lớn ở Hà Nội đồng tình với ý kiến này. Ở trường ông, nhiều thí sinh trúng tuyển nguyện vọng dự phòng vào các chương trình liên kết quốc tế, học phí cao hơn thông thường.

"Khi đăng ký, các em không để ý học phí, chương trình đào tạo. Đến lúc đỗ, thí sinh đi tìm hiểu kỹ mới vỡ lẽ rồi bỏ", ông kể.

Thạc sĩ Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh, Đại học Mở Hà Nội, còn cho rằng nhiều thí sinh không xác nhận nhập học vì không đọc kỹ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông kể có em nghĩ chỉ cần đến trường làm thủ tục, trong khi Bộ yêu cầu còn phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống chung trước ngày 27/8.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/8 cho biết một số thí sinh khi nhập học trực tiếp tại trường mới phát hiện ra sơ suất này. Để hỗ trợ các em, Bộ mở lại hệ thống đến 17h ngày 31/8.

Ông Lê Xuân Thành cho biết thêm còn tỷ lệ nhỏ thí sinh bỏ nhập học vì những lý do như không muốn xa người yêu, đỗ trường ở phía Bắc nhưng gia đình đột ngột chuyển vào Nam, du học...

Đại diện các trường cho rằng việc nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng bỏ nhập học là "bình thường, phổ biến và đã được dự đoán trước". Như năm ngoái, số thí sinh diện này cũng lên tới 118.000.

Ông Phạm Thái Sơn cho biết tỷ lệ thí sinh không nhập học vào trường là 20-23%. Tuy nhiên, nhờ đã dự đoán trước, trường vẫn tuyển đủ. Trường Mỏ - Địa chất và Mở Hà Nội cũng tương tự nên không bị bất ngờ.

Dương Tâm - Bình Minh

Có thể bạn quan tâm
Một thành phố ở Vĩnh Phúc yêu cầu Chủ tịch phường ký cam kết không phát sinh vi phạm đất đai

Một thành phố ở Vĩnh Phúc yêu cầu Chủ tịch phường ký cam kết không phát sinh vi phạm đất đai

14:30 06/04/2023

Thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) yêu cầu Chủ tịch, địa chính các xã, phường chủ động kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm mới phát sinh; chịu trách nhiệm trước UBND thành phố trong việc để phát sinh vi phạm mới trên địa bàn...

Nam Định dẫn đầu cả nước về điểm thi tốt nghiệp môn Toán

Nam Định dẫn đầu cả nước về điểm thi tốt nghiệp môn Toán

11:30 17/07/2024

Thí sinh Nam Định 6 năm liền dẫn đầu cả nước về điểm trung bình môn Toán thi tốt nghiệp THPT với 7,26 điểm.

Nghi phạm cuối cùng vụ bắt cóc giám đốc người Trung Quốc bị bắt

Nghi phạm cuối cùng vụ bắt cóc giám đốc người Trung Quốc bị bắt

18:00 29/12/2023

Ngày 29-12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết nghi phạm cuối cùng trong vụ bắt cóc giám đốc người Trung Quốc để đòi tiền chuộc đã bị bắt.

Thiếu gia Việt từng thích đi xe máy, ăn đồ vỉa hè giờ ra sao?

Thiếu gia Việt từng thích đi xe máy, ăn đồ vỉa hè giờ ra sao?

14:20 13/08/2023

Từ tháng 4/2022, thiếu gia Đỗ Quang Vinh đã thay ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Chứng khoán SHS. Anh cũng là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Ngân hàng số ngân hàng SHB.

Phân công ông Phan Thái Bình làm phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam

Phân công ông Phan Thái Bình làm phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam

08:50 10/07/2024

Ông Phan Thái Bình, phó bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam, được phân công làm phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh này.

Cán bộ bị khởi tố vì đánh bạc, không thể biện minh do 'vui quá đà'

Cán bộ bị khởi tố vì đánh bạc, không thể biện minh do 'vui quá đà'

16:30 10/08/2023

4 cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình vừa bị khởi tố về hành vi đánh bạc. Họ đã bị Công an Đắk...

Cuốn sách tâm huyết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam

Cuốn sách tâm huyết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam

10:50 21/06/2024

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo toàn diện về văn hóa thông qua cuốn sách 'Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc'.

Nhiều giải pháp sáng tạo hỗ trợ người yếu thế

Nhiều giải pháp sáng tạo hỗ trợ người yếu thế

15:00 29/10/2023

Hàng chục giải pháp sáng tạo để hỗ trợ người yếu thế được các nhóm học sinh THPT ở Đà Nẵng và các tỉnh thành trên cả nước mang đến tranh tài ở Cuộc thi Sáng tạo KHCN dành cho học sinh THPT toàn quốc (U-Invent 6).

Máy bay nổ lốp khiến hai người tử vong, một người bị thương nặng

Máy bay nổ lốp khiến hai người tử vong, một người bị thương nặng

10:01 28/08/2024

Ít nhất ba nhân viên của hãng Delta Airlines gặp tai nạn khi thay lốp cho một chiếc máy bay của hãng tại Sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, hôm 27/8.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới