Tôi lặng lẽ đứng ra góc cuối chiếc xe tải ba cầu trùm vải bạt kín mít trong tiếng kêu đau của thương binh. Xe dành riêng chở thương binh từ chiến trường ra Vĩnh Linh điều trị nên không có chỗ cho người lành lặn như tôi đi nhờ, mặc dù cơn sốt rét rừng bất thần ập đến, tôi không đủ sức bám vào thành xe.
Một chân lèn giữa ba thùng thịt hộp, một chân nhấc cao, thỉnh thoảng đặt nhẹ lên chiếc ba lô của thương binh cho đỡ mỏi, hai tay bám chặt sợi dây thừng chăng ngang trần xe.
Tôi đung đưa như vậy, cho qua đêm mưa, qua cơn sốt rét cách nhật hành hạ. Anh thương binh mệt mỏi:
- Anh gì ơi! Anh ngồi xuống chiếc ba lô này này, cho tôi gối đầu một chút. Mẹ ơi... đau quá...
Tôi ngồi xuống, nước mưa hắt vào mặt, chảy dọc theo sống lưng, ớn lạnh. Cơn gió đẫm nước mưa xoáy vòng tròn trong thung lũng, bất chợt thổi thốc qua dốc Con Mèo. Chiếc xe tải rùng mình, chuệnh choạng. Anh thương binh nặng cắn chặt vào vai tôi rướm máu, cố nén cơn đau. Anh thở dốc, giọng mệt mỏi:
- Anh ơi, chịu khổ thế này, rồi liệu mình có thắng không?
Im lặng!
- Anh gì ơi! Cho tôi uống nước .
Tôi bụm tay hứng nước mưa cho giỏ từng giọt xuống đầu lưỡi khô khốc của anh.
- Anh ở đơn vị nào vậy?
Lại lặng im! Tôi không thể nào nói mình là phóng viên thường trú Đài Giải phóng đang đi nhờ ra Đông Hà được, chỉ an ủi anh:
- Rồi mình sẽ thắng! Cậu ngủ đi...
Qua khỏi đèo, gió như ngừng thổi, từng khoảng trời xanh hiện ra. Thị xã Đông Hà ngổn ngang gạch ngói, phơi mình trong nắng chiều vàng nhạt. Bộ đội giải phóng đứng chật hai bên đường nghiêm trang, đón đợi.
Tôi hỏi từng chiến sỹ: có việc gì hệ trọng? Không ai trả lời. Cuối cùng tôi đành nói với đồng chí chỉ huy: "Tôi là phóng viên mặt trận". Đồng chí nói khẽ: "Chúng mình bảo vệ cho đoàn khách quốc tế vào thăm. Cấp cao đấy!". Một chiến sỹ trẻ chạy ào tới:
- Đoàn của đồng chí Fidel đi đường kia rồi.
Chúng tôi lên xe chạy miết ra hướng Bắc. Đến Cồn Tiên, biết mình đã chậm chân, tôi tìm gặp o dân quân bó chặt trong bộ bà ba đen, khoác súng trường, tay giơ cao cờ Mặt trận Giải phóng và cờ Cu ba vẫy vẫy. Tôi làm quen:
- O mới đi đón Fidel về!?
- Dạ, em đi từ sớm mới được đứng gần đồng chí Fidel. Fidel nói hay lắm.
O dân quân Do Linh hồ hởi kể lại: Fidel to, cao, tay phất cờ, giọng nói oang oang "Đế quốc Mỹ đã thua ở Quảng Trị như đã từng thua ở Hê rôn. Dứt khoát Mỹ sẽ thất bại ở Việt Nam" .
- Fidel có nói gì với o không?
- Fidel hỏi: vì sao mặc bộ đồ đen? Tôi nói là đánh giặc liên miên thế này thì mặc áo quần đen cho đỡ bẩn, lại che được mắt địch. Không biết người phiên dịch thế nào mà Fidel cười rất to và bảo: "Màu đen là màu tang tóc đối với kẻ thù cô gái ạ" .
Đến Hiền Lương thì đoàn đại biểu Cuba gặp bốn xã viên đang làm ruộng cuốc phải bom bi. Bom nổ, cả bốn người bị thương nặng. Fidel xuống tận nơi ân cần hỏi thăm, cho xe cấp cứu người bị nạn kịp thời. Một tháng sau khi về nước, đồng chí Fidel còn gửi quà động viên thăm hỏi bốn người dân Hiền Lương bị nạn. Hôm đón quà tặng của đồng chí Fidel, đại diện bà con xã Vĩnh Thành nói:
- Vĩnh Linh mình quen với bom đạn lâu rồi, nên bom nổ trước hay sau chiến tranh cũng rứa cả. Có điều tiếng nổ trong hòa bình nghe chát hơn, to hơn, nguy hơn đó!
Sau chiến tranh bà con Vĩnh Linh chết vì bom đạn tới 687 người và cũng chừng ấy người bị thương.
Cho đến bây giờ đã 50 năm, bà con Vĩnh Linh vẫn không quên hình ảnh Fidel đến thăm đất Tuyến một ngày giữa tháng Chín. Đặt chân xuống mảnh đất thép Vĩnh Linh, Fidel dừng lại hồi lâu, tay đặt lên ngực, chưa đi vào phòng đón tiếp mà đi thẳng ra mảnh đất trước mặt, mảnh đất pha cát và còn lẫn mảnh bom của đội Bốn, hợp tác xã Thượng Hòa, xã Vĩnh Long.
Fidel bốc nắm đất cát đặt giữa lòng bàn tay xem kỹ và nói "đất này có thể trồng ngô tốt". Mấy chục năm qua, thôn Thượng Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Linh không chỉ được mùa ngô, khoai mà được cả mùa lúa. Đã qua chiến tranh, Vĩnh Linh đang đổi thịt thay da. Tổ quốc đã tuyên tặng cán bộ, chiến sỹ, nhân dân xã Vĩnh Long là xã anh hùng thời chống Mỹ.
Dẫu có bao nhiêu biến đổi, mấy buồn vui, nhưng bà con Vĩnh Linh không bao giờ quên hình ảnh Fidel bên bờ sông Tuyến - 15/9/1973 - một ngày nắng đẹp giữa tháng mưa.
Nhiều cử tri Đà Nẵng trao đổi với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về việc các dự án như sân Chi Lăng, khu đô thị Đa Phước vẫn 'đóng băng'.
Ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố ông Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát. Trong số này, ông Thanh và bà Phương bị bắt tạm giam.
Lực lượng cứu hộ Morocco phối hợp với nhiều nhóm cứu hộ quốc tế trong nỗ lực chạy đua với thời gian nhằm giải cứu nhiều nhất có thể.
Ngày 9/6, Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng internet với số tiền 560 tỷ đồng.
Buôn bán thịt chó đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng ở Hàn Quốc, nhưng việc cấm hoạt động này không hề dễ dàng.
Động thái diễn ra vài giờ sau khi chuyến bay đầu tiên sơ tán công dân của Pháp cất cánh và năm ngày trước thời hạn chót do một khối các nước Tây Phi đưa ra nhằm khôi phục trật tự Hiến pháp ở Niger.
Theo cảnh sát, máy bay Cirrus SR22 cất cánh từ sân bay Canberra lúc 14 giờ 30 ngày 6/10 (giờ địa phương) đến thành phố Armidale với 4 người, gồm 1 người đàn ông và 3 trẻ em.
Chuyến bay mang theo 35 tấn hàng viện trợ, bao gồm lều, nệm và thiết bị y tế, đây là chuyến bay viện trợ đầu tiên trong chương trình viện trợ qua đường hàng không của EU giúp người dân thành phố Goma.
Trong đêm, nhóm thanh niên dùng vật cứng phá vỡ kính cường lực của 3 máy bán hàng tự động để lấy trộm nhiều chai nước giải khát đựng bên trong.