Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp trong khi các chuyên gia cảnh báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới.
![]() |
Tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm trong nhiều thập kỷ qua do chính sách một con thực hiện từ năm 1980 đến 2015, cũng như quá trình đô thị hóa nhanh chóng. (Nguồn Reuters) |
Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 17/1, tổng dân số nước này đã giảm 1,39 triệu người xuống còn 1,408 tỷ người trong năm 2024, so với 1,409 tỷ người vào năm 2023.
Dữ liệu này dấy lên lo ngại về việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ gặp khó khăn khi số lượng người lao động và người tiêu dùng tiếp tục giảm. Ngoài ra, chi phí chăm sóc người cao tuổi tăng cao cũng gây áp lực lớn lên nhiều địa phương.
Tin liên quan |
![]() |
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, tỷ lệ sinh của nước này đã giảm trong nhiều thập kỷ qua do chính sách một con thực hiện từ năm 1980 đến 2015, cũng như quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
Tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc, ngày càng nhiều người dân Trung Quốc rời bỏ vùng quê lên tìm kiếm cơ hội tại các đô thị lớn, nơi chi phí nuôi dạy con cái cao ngất ngưởng.
Áp lực từ chi phí chăm sóc trẻ, học phí đắt đỏ, sự bất ổn trong công việc càng khiến nhiều người trẻ do dự trước quyết định lập gia đình và sinh con.
Bên cạnh đó, theo các nhà nhân khẩu học, sự phân biệt giới tính và kỳ vọng truyền thống đối với phụ nữ trong việc chăm lo gia đình càng làm trầm trọng thêm vấn đề này.
Chính quyền Trung Quốc năm 2024 đã công bố một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh. Vào tháng 12/2024, Bắc Kinh yêu cầu các trường đại học, cao đẳng đưa giáo dục về hôn nhân và "tình yêu" vào chương trình học, đồng thời nhấn mạnh những quan điểm tích cực về hôn nhân, tình yêu, sinh sản, gia đình. Ngoài ra, vào tháng 11, Quốc vụ viện Trung Quốc cũng kêu gọi các địa phương huy động nguồn lực nhằm giải quyết khủng hoảng dân số, khuyến khích thái độ tôn trọng đối với việc sinh con và lập gia đình "đúng thời điểm".
Số phụ nữ Trung Quốc trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi theo định nghĩa của Liên hợp quốc) dự kiến giảm hơn hai phần ba xuống dưới 100 triệu người vào cuối thế kỷ này.
Trong khi đó, dân số trong độ tuổi nghỉ hưu, tức những người từ 60 tuổi trở lên, ước tính tăng lên hơn 400 triệu người vào năm 2035, so với khoảng 280 triệu người hiện nay.
Quá trình đô thị hóa tại đất nước hơn tỷ dân vẫn diễn ra mạnh mẽ, khi số người sinh sống ở các thành phố tăng thêm 10,83 triệu, đạt 943,3 triệu người. Ngược lại, dân số nông thôn giảm xuống còn 464,78 triệu người.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.