Khánh Hòa sẽ khảo sát thực tế tại dự án Mường Thanh Viễn Triều các vấn đề dân phản ánh như lừa dối khách hàng, dấu hiệu lạm thu, trốn thuế…
Các đại diện cư dân đang sinh sống tại dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oeanus, tức khu Mường Thanh Viễn Triều (TP Nha Trang) vừa nhận được thông báo của Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa kết luận tại buổi tiếp công dân.
Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của các đại diện công dân về các vấn đề liên quan tại khu dự án Mường Thanh Viễn Triều.
Đồng thời Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh Khánh Hòa phản hồi cho công dân về các nội dung kiến nghị theo đơn từ ngày 26-12-2023 và Thường trực HĐND tỉnh đã chuyển cho các cơ quan vừa nêu hơn nửa tháng qua (từ ngày 29-12-2023).
Thường trực HĐND tỉnh giao các ban của HĐND tỉnh nghiên cứu nội dung đơn, hồ sơ tài liệu do công dân cung cấp và tiến hành khảo sát thực tế tại dự án Mường Thanh Viễn Triều theo các nội dung phản ánh, kiến nghị của công dân.
Sau khi khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh sẽ kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét trả lời, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của công dân.
Trước đó, theo kiến nghị của công dân, Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa do bà Phạm Thị Xuân Trang - phó chủ tịch HĐND tỉnh - chủ trì, cùng lãnh đạo các ban, đại diện các cơ quan liên quan của tỉnh đã có buổi tiếp các đại diện cư dân tại dự án Mường Thanh Viễn Triều.
Theo phản ánh, cáo giác của cư dân, khu dự án Mường Thanh Viễn Triều có đến 6 tòa nhà cao tầng, gồm một khu khách sạn và 5 khu căn hộ cao cấp (không phải chỉ có 5 tòa nhà như dự án ban đầu) hoạt động từ năm 2017, đến nay đã 6 năm.
Theo quy hoạch chung TP Nha Trang đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt (đến nay vẫn còn hiệu lực) và theo dự án được cấp phép chỉ được xây dựng tối đa 40 tầng. Thế nhưng, cư dân phản ánh, dự án Mường Thanh Viễn Triều đã "cơi nới tầng 41, 42" nên dân thắc mắc như vậy "có làm ảnh hưởng đến công năng, an toàn của các tòa nhà hay không?".
Cũng theo cư dân, hợp đồng của chủ dự án thuộc Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh đã ký kết bán căn hộ cho dân tại các tòa nhà Mường Thanh Viễn Triều là "nhà ở, chứng từ mua bán là chung cư và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng)".
Thế nhưng vào tháng 11-2023, UBND TP Nha Trang có văn bản nêu rõ "dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oeanus không phải là nhà chung cư" và theo thông báo của UBND tỉnh Khánh Hòa (từ ngày 31-10-2016) thì "không được phép nhập hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn, chỉ sử dụng căn hộ du lịch để lưu trú, nghỉ dưỡng".
Vì vậy cư dân cho rằng những nội dung trong hợp đồng nêu trên là "thể hiện sự lừa dối khách hàng" của chủ dự án.
Cũng theo cư dân, nếu dự án Mường Thanh Viễn Triều là căn hộ du lịch (condotel) thì theo quy định pháp luật, chủ dự án không được thu phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ và cũng không được thu phí dịch vụ đối với người ở tại các căn hộ đó.
Song ngoài phí bảo trì đã thu (2% khi bán căn hộ), chủ dự án Mường Thanh Viễn Triều đã tự đưa ra quy chế, buộc người mua căn hộ phải đóng tiền dịch vụ mỗi tháng 500.000 đồng/căn hộ.
Ngày 24-12-2023, phía Mường Thanh Viễn Triều còn đưa ra thông báo buộc người mua căn hộ phải đóng trước tiền dịch vụ 3 tháng. Tính ra, cả khu Mường Thanh Viễn Triều có tổng cộng khoảng 3.500 căn hộ thì mỗi tháng chủ dự án tổng thu tới 1,75 tỉ đồng, nếu thu trước 3 tháng thì tổng thu tới 5 tỉ đồng.
Toàn bộ tiền thu các loại phí bảo trì, dịch vụ, phí để được phép tự sửa chữa căn hộ (tới 20 triệu đồng) đều chuyển vào tài khoản cá nhân của người thuộc phía chủ dự án.
Cư dân đã đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa làm rõ việc thu tiền các loại phí, kinh doanh nước sinh hoạt, chậm cung cấp hóa đơn đỏ bán căn hộ nhiều năm kể trên của chủ dự án Mường Thanh Viễn Triều có phải là lạm thu và trốn thuế hay không.
Muốn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc đòi hỏi phải có con người tiên tiến, hiện đại. Ở đó, giáo dục...
Theo cáo trạng, công ty dược phẩm Afi Farma bị cáo buộc sản xuất siro ho có chứa hàm lượng chất độc hại cao quá mức cho phép khiến hơn 200 trẻ em Indonesia tử vong hồi năm ngoái.
Sau những rủi ro, tai nạn xảy ra tại các chuyến dã ngoại, nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng các buổi dã ngoại cho học sinh .
Nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách hạn chế nuôi giống chó dữ, chó săn ngoại lai...
Đá lớn từ vách núi rơi trúng ôtô bảy chỗ đang chạy trên đường xuống bến thuyền sông Nho Quế khiến tài xế tử vong, trưa 28/10.
Tôi gặp cảnh xe đưa đón học sinh phóng nhanh, vượt ẩu, tạt đầu mỗi ngày, nên không dám hình dung chuyện sẽ xảy ra nếu chúng được ưu tiên.
Chiều 24-4, phiên tòa xét xử ông Trần Quí Thanh và hai con gái kết thúc phần tranh luận. Trước khi hội đồng xét xử nghị án, cha con ông Trần Quí Thanh nói lời nói sau cùng.
Nhiều chủ nhà mở tiệm buôn bán mặt đường rồi lấy cớ đó để cấm cản người khác không được đậu xe trước cửa - một đòi hỏi vô lý.
Sau chiến dịch tìm kiếm kéo dài 6 giờ, cảnh sát Mexico đã giải cứu được 14 phụ nữ, 10 trẻ nhỏ và 10 nam giới trong số 52 người bị bắt cóc trên một xe chiếc buýt tại bang Nuevo Leon, miền Bắc Mexico.