Đám cưới nhiều thứ không

11:10 11/02/2024

Tháng 8 năm ngoái, A Hoàng tổ chức 'đám cưới bốn không' tại Quảng Châu: không chụp ảnh cưới, không sính lễ, không trao tay và không xe đón dâu.

So với sự mệt mỏi của các cặp đôi khác sau đám cưới, cô gái 28 tuổi ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam "vẫn cảm nhận được niềm vui của ngày hôm đó, thậm chí còn muốn tổ chức thêm một đám cưới khác".

Vào ngày cưới ở Trung Quốc, cô dâu phải dậy trước bình minh để trang điểm, sau đó là cả ngày hoạt động liên tục. Nhưng trong đám cưới của mình, A Hoàng tự trang điểm nhẹ rồi cùng chú rể cầm bóng bay xuống phố, đi bộ đến nơi tổ chức hôn lễ.

"Thật không thích hợp để chấp nhận một đám cưới mà nhà trai vui vẻ còn nhà gái lại khóc lóc" A Hoàng nói. Đối với cô, hôn nhân là hai tâm hồn độc lập đến với nhau để bắt đầu một chương mới cuộc đời. Cả hai nắm tay nhau dạo quanh thành phố, không chỉ dễ chịu mà còn tiết kiệm kinh phí thuê xe cưới.

A Hoàng không phải là người duy nhất "cải tạo đám cưới" của chính mình. Tứ Hằng ở Thượng Hải cũng vừa tổ chức một đám cưới "6 không", mà theo người này đánh giá "vô cùng thoải mái và thú vị".

Không tục chặn cửa chú rể đòi thử thách, không lời thề nguyện, không phù dâu phù rể, không trao nhẫn, không của hồi môn, vợ chồng Tứ Hằng lược bỏ hết những thủ tục rườm rà khác. Chỉ sau 10 phút làm lễ, quan khách có thể bắt đầu dùng bữa. Trước khi bữa tối bắt đầu, mọi người được tham dự một số trò chơi như tự tay làm kẹo dẻo, vẽ tranh tặng cô dâu chú rể.

"Lễ bàn giao" con gái cho con rể từ cha cô dâu cũng được thay thế bằng sự xuất hiện cùng lúc của cặp vợ chồng trước người thân và bạn bè. Thậm chí trong tiệc cưới, Tứ Hằng cũng tự làm người dẫn chương trình, dù đôi lúc vì xúc động mà quên lời.

Theo chàng trai này, đám cưới hiện đại không còn là thủ tục bắt buộc, gây tốn kém mà nên là một buổi tiệc gặp mặt được trau chuốt kỹ lưỡng, cũng như là cơ hội thể hiện phong cách sống của cặp vợ chồng trẻ.

Ngày càng có nhiều bạn trẻ Trung Quốc muốn tránh tiệc cưới truyền thống rườm rà như A Hoàng và Tứ Hằng. Một viện nghiên cứu tại Trung Quốc từng tiến hành khảo sát về quy trình tổ chức đám cưới năm 2023 cho thấy, 80% giới trẻ nước này không muốn tổ chức đám cưới vì có quá nhiều thứ phải lo nghĩ, tính toán, như thiết kế cổng cưới, đặt tiệc cưới, trang phục phù hợp, chọn đồ ăn, chụp ảnh cưới, tuần trăng mật. Những người lao động thu nhập không cao, bận rộn với công việc càng bất lực trước việc này.

Hơn thế, không ít cặp đôi lo sợ bởi tổ chức một đám cưới chưa phải là xong, họ còn phải làm lễ báo hỉ tại quê vợ hoặc chồng. Đó là chưa kể các khoản phí phát sinh. Điều này ngốn một khoản tiền lớn trong ngân sách chuẩn bị cho cuộc sống sau hôn nhân.

Được biết, chi phí tổ chức đám cưới trung bình của giới trẻ Trung Quốc là 147.500 tệ (508 triệu đồng). Đối với các thành phố lớn, mức chi phí là 157.200 tệ (542 triệu đồng). Ở các thành phố điều kiện sống thấp hơn chi phí cũng khoảng 100.000 tệ (344 triệu đồng).

Ngoài tốn tiền, những thủ tục cưới xin rườm rà mang tính truyền thống khiến cô dâu chú rể cảm thấy đuối sức. Nhiều người trẻ cho biết phải mất vài ngày cho đến nửa tháng mới hồi phục sức khỏe. Thậm chí tại các vùng nông thôn, một số phong tục cưới xin truyền thống không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhiều cô dâu còn bị rắc bột mì, ném trứng hay bắn pháo hoa, ụp bánh kem lên người. Không ít người lợi dụng những thủ tục khiến ngày cưới mất vui. Cuối cùng, tiệc cưới trở thành một trò hề, thậm chí là bi kịch.

"Nếu đám cưới không xoay quanh tình yêu của cặp đôi thì ‘bữa tiệc mang tính giải trí’ này sẽ trở nên vô nghĩa", A Hoàng từng thẳng thắn nói với mẹ khi cô bị bà phê phán "không tổ chức theo cách truyền thống có nghĩa là không lấy chồng".

Trong sự va chạm giữa đám cưới truyền thống và "đám cưới nhiều không" quả thực khó đạt được sự thống nhất giữa các thế hệ. Trong khi cha mẹ đều mong muốn dùng lễ cưới hoành tráng để thông báo con cái đã bước sang giai đoạn mới của cuộc đời thì giới trẻ lại muốn vừa giản tiện, vừa thể hiện màu sắc cá nhân trong đó.

Trước khi tổ chức "đám cưới nhiều không", Ngọc Kỳ, 25 tuổi người Thiên Tân liên tục mâu thuẫn với bố. Người cha cho rằng, con gái phải tổ chức hôn lễ thật hoành tráng để nở mày nở mặt, đồng thời yêu cầu nhà trai phải đưa 16 xe ô tô đến đưa rước nhà gái.

Ngọc Kỳ tê dại khi nghe thấy điều kiện này. Cô đã có cuộc nói chuyện kéo dài bốn tiếng với bố, giải thích cho ông hiểu bản chất đám cưới là thông báo cho họ hàng, bạn bè biết việc kết hôn của hai người; là để báo tin vui và chia sẻ niềm hạnh phúc tới mọi người cũng như việc hai người phải có trách nhiệm khi chung sống với nhau.

"Miễn là đạt được mục đích, còn hình thức đám cưới không quá quan trọng, nhất là đối với cặp đôi eo hẹp tài chính như chúng tôi", Ngọc Kỳ chia sẻ.

Vì vậy, Ngọc Kỳ đã cùng chồng tranh quyền tổ chức đám cưới. Họ hủy bỏ tiệc cưới truyền thống, các thủ tục thờ cúng thần linh, xe đón rước dâu... Từ danh sách người tham dự tiệc đến quá trình tổ chức đám cưới, cặp đôi độc lập lên kế hoạch và giảm thiểu những hoạt động không cần thiết.

Sau đám cưới của cô gái 25 tuổi, nhiều người trách móc bố Ngọc Kỳ vì họ không được mời. Tuy nhiên, cô gái này đáp: "Rút gọn danh sách là cách không gây áp lực cho người không quá thân thiết được mời tới dự".

Tuy nhiên, không phải ai cũng mạnh mẽ như Ngọc Kỳ. Sau khi bàn bạc, vợ chồng Tiểu Vương, 30 tuổi đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc quyết định tổ chức hai đám cưới, một theo cách truyền thống ở nhà bố mẹ, hai là "đám cưới nhiều không" tại một nhà hàng. Giữa bố mẹ và con cái không được can thiệp vào kế hoạch riêng của nhau.

Trong đám cưới đầu tiên do hai vợ chồng tự tổ chức, Tiểu Vương thực hiện được ước mơ làm công chúa. Đến đám cưới truyền thống, cô trở thành "con rối điều khiển của bố mẹ" và được người thân miêu tả "Ngoan ngoãn và chu đáo".

Dù khá mệt mỏi khi trải qua hai lần tổ chức đám cưới trong thời gian ngắn, nhưng cô gái này vẫn cho rằng, đó là điều cần thiết để mọi người chung sống hòa hợp.

"Dù đám cưới diễn ra thế nào thì đó chỉ là một phần nhỏ cuộc đời. Thỏa hiệp hay không là do quyết định của mỗi người, chỉ cần nhớ nên làm hài lòng bản thân trong quãng đời còn lại", cô gái nói.

Trang Vy (Theo Paper)

Có thể bạn quan tâm
100% Hội sinh viên các cấp sử dụng app 'Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam'

100% Hội sinh viên các cấp sử dụng app 'Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam'

17:00 21/04/2023

Việc xây dựng ứng dụng Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam thể hiện quyết tâm chuyển đổi số của Hội Sinh viên trong công tác tổ chức đại hội.

Khai mạc lễ hội đình làng lâu đời nhất Đà Nẵng

Khai mạc lễ hội đình làng lâu đời nhất Đà Nẵng

15:30 26/04/2023

Sáng ngày 26.4, UBND quận Hải Châu (TP Đà Nẵng ) tổ chức khai mạc Lễ hội Đình làng Hải Châu với nhiều hoạt động đặc sắc

Điểm chuẩn Học viện Quân Y trong 2 năm gần đây nhất

Điểm chuẩn Học viện Quân Y trong 2 năm gần đây nhất

22:00 13/08/2023

Dưới đây là điểm chuẩn Học viện Quân Y trong 2 năm gần đây nhất.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho nhân viên y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho nhân viên y tế

10:30 15/05/2024

Hiện một số bệnh viện chưa thực hiện bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho nhân viên y tế, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện đảm bảo quyền lợi cho nhân viên y tế.

Dân làng ra xem rắn hổ mang chúa hẹn hò

Dân làng ra xem rắn hổ mang chúa hẹn hò

12:40 06/11/2023

Hai con rắn hổ mang chúa đang 'hẹn hò' giữa những tán cây ở thì bị người dân địa phương phát hiện và đến quay phim, chụp ảnh.

Cuộc sống của người dân bên dòng sông Son, Quảng Bình

Cuộc sống của người dân bên dòng sông Son, Quảng Bình

12:00 01/04/2023

Chảy ra từ cửa động Phong Nha, dòng sông Son tựa như dải lụa mềm mại, uốn lượn theo chân núi giữa bức tranh thiên nhiên thơ mộng của Quảng...

Trung ương Đoàn ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

Trung ương Đoàn ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

14:00 27/05/2023

Nhiều hoạt động được phát động tại chiến dịch tình nguyện hè như tuyên truyền về lịch sử, trồng cây, dọn vệ sinh môi trường, rác thải trên bãi biển…

Họp gia đình phân công người chăm vợ đẻ

Họp gia đình phân công người chăm vợ đẻ

14:40 05/12/2023

Buổi họp gia đình của người chồng ở Quảng Đông đang khiến cộng đồng mạng phấn khích vì màn phân chia công việc cho bố mẹ hai bên trước khi vợ anh lâm bồn.

Bệnh viện tuyến cuối quá tải vì bệnh nhân xạ trị ung thư tăng mỗi ngày

Bệnh viện tuyến cuối quá tải vì bệnh nhân xạ trị ung thư tăng mỗi ngày

04:00 13/05/2024

Bệnh viện Ung bướu TPHCM hiện đang có khoảng 500-600 bệnh nhân đợi đến lượt xạ trị ung thư, trung bình mỗi người phải đợi từ 4-6 tuần mới tới...

Co loi xay ra
Co loi xay ra