Bộ trưởng Ngoại giao Cuba tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi quy định, thông lệ luật pháp quốc tế.
Ngày 2/11, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 đã nhất trí thông qua nghị quyết phản đối việc Mỹ áp đặt lệnh bao vây, cấm vận về kinh tế và thương mại chống Cuba.
Nghị quyết, có tên đầy đủ là “Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba,” được thông qua với số phiếu ủng hộ áp đảo (187 phiếu), 1 phiếu trắng (Ukraine) và 2 phiếu chống (Mỹ và Israel).
Đại hội đồng Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại trước thực tế, mặc dù từ năm 1992, Liên hợp quốc luôn thông qua các nghị quyết liên quan, song "lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba vẫn còn hiệu lực."
Liên hợp quốc cũng quan ngại trước những ảnh hưởng tiêu cực từ lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt từ năm 1960 đối với người dân Cuba và công dân Cuba sống tại các quốc gia khác.
Đại hội đồng Liên hợp quốc một lần nữa kêu gọi tất cả các nước không ban hành và áp dụng các biện pháp bao vây cấm vận như vậy, phù hợp với nghĩa vụ của các nước theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Nghị quyết nhấn mạnh, trong số các nguyên tắc phổ quát của Liên hợp quốc, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tự do thương mại và hàng hải quốc tế, được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế.
Phát biểu tại phiên toàn thể, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi quy định, thông lệ luật pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế.
Bộ trưởng Bruno Rodríguez cáo buộc đó là “hành động chiến tranh kinh tế giữa thời bình, là nỗ lực nhằm hủy hoại trật tự pháp lý.”
Ông tái khẳng định Cuba hoàn toàn không phải là mối đe dọa đối với Mỹ và việc khiến một quốc gia phải hứng chịu chiến tranh kinh tế suốt nhiều thập kỷ là điều không thể chấp nhận được.
Về phần mình, Đại diện phái đoàn Mỹ Paul Folmsbee nói rằng Mỹ thừa nhận những thách thức mà người dân Cuba phải đối mặt, đồng thời lý giải rằng lệnh trừng phạt của nước này cũng bao gồm các điều khoản miễn trừ liên quan tới mặt hàng thực phẩm, thuốc men và hàng hóa nhân đạo khác.
Tuy nhiên, quan chức ngoại giao Paul Folmsbee tuyên bố Washington phản đối nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và “ủng hộ người dân Cuba theo đuổi một tương lai có sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.”
Trong khi đó, Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya cho biết Moskva đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ ngay lập tức và vô điều kiện lệnh phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba./.
Chuyến thăm từ thiện Làng trẻ em Human Dreams nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Tanzania.
Các nước phương Tây đưa ra ý tưởng triển khai lực lượng quốc tế tới Lebanon, bên cạnh quân đội của quốc gia Trung Đông, trong trường hợp Israel và phong trào Hezbollah đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Không quân Israel tấn công vị trí của nhóm Hezbollah và quân đội Syria gần thủ đô Damascus khiến hai binh sĩ nước này bị thương.
UAV Lancet của Nga lao bệ phóng của tổ hợp IRIS-T, khí tài phòng không hiếm hoi của Ukraine, khiến nó bốc cháy.
Tổng thống Mỹ lo ngại vụ ám sát thủ lĩnh Hamas tại Tehran sẽ hủy hoại nỗ lực ngừng bắn tại Dải Gaza, song Thủ tướng Israel bác bỏ.
Phần lớn binh sĩ tự nguyện tham gia quân đội Nga hiện nay đều thuộc nhóm tuổi trung niên và không được đánh giá cao, thậm chí được xem là mối bất lợi trong cuộc chiến với Ukraine.
Bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un, cảnh báo Triều Tiên sẽ đáp trả mạnh tay nếu Bình Nhưỡng tiếp tục phát hiện drone Hàn Quốc xâm nhập.
Cuộc tập trận của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị kết thúc hoạt động tương tự mang tên Lá chắn tự do Ulchi.
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng khoảng 200 đạn pháo ra vùng biển ngoài khơi phía Tây, gần hòn đảo biên giới Yeonpyeong trong sáng 5/1.