Đại biểu Quốc hội nói về đề xuất xây Nhà hát các dân tộc ở sau Nhà hát Lớn

13:00 27/05/2023

Bên hành lang Quốc hội sáng 27.5, các đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ về đề xuất xây Nhà hát các dân tộc Việt Nam phía sau Nhà hát Lớn của Bộ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Nói về đề xuất xây Nhà hát các dân tộc sau Nhà hát Lớn Hà Nội, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho biết, để xây dựng Nhà hát dân tộc cần tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan đến quy hoạch, hạ tầng.

Nhà hát lớn là một công trình, di tích cần bảo vệ theo luật di sản, về quy hoạch cũng cần tuân thủ Luật Xây dựng, do đó khi đưa ra thông tin xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam cần hết sức cẩn trọng.

Cho rằng đưa ra đề xuất xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam phía sau Nhà hát Lớn thiếu tính thuyết phục, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng phía sau Nhà hát Lớn không còn đất để xây trong khi xây nhà hát đâu chỉ vài chục ghế ngồi.

Cần xem xét lại dự án được lập theo quy trình nào, khoan bàn tới việc dự án lập có đúng quy định về quy hoạch, xây dựng hay không, cá nhân tôi không đồng tình về đề xuất trên.

“Tôi chưa hình dung được bên cạnh Nhà hát Lớn lại có thêm một nhà hát khác, nó không thực tiễn”, đại biểu nói và cho rằng ủng hộ xây dựng công trình công cộng như nhà hát, thư viện nhưng không phải thích làm đâu thì làm, không cần bằng mọi giá phải làm công trình công cộng khi tại đó đã có công trình tương tự.

Dự án phải khả thi, có sự đánh giá kỹ lưỡng, phù hợp với thành phố và tuân thủ quy định pháp luật.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội). Ảnh: Phạm Đông

Cùng chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, khó có thể đưa ra đánh giá chính xác về đề xuất của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là làm được hay không. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc có không gian văn hoá trên địa bàn TP Hà Nội cho các dân tộc là cần thiết.

"Chúng ta có một Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam trên Hòa Lạc. Ngay trên địa bàn Thủ đô cũng có một không gian văn hóa, đó là Bảo tàng dân tộc học. Chúng ta phải tính đến không gian để cho những hoạt động văn hóa được diễn ra.

Tôi nghĩ là rất tốt, không phải chỉ để đáp ứng yêu cầu của người dân mà điều đó, thực sự mang lại sự phát triển cho Thủ đô. Vấn đề là chúng ta phải tìm được không gian cho phù hợp", ông Cường nhìn nhận.

Theo ông Cường, vị trí đó phải phù hợp với tư duy logic về văn hóa, hoạt động văn hóa khi tổ chức tại sao phải diễn ra tại đó, chứ không phải tự nhiên ta xây dựng một nhà hát, xây dựng một trung tâm biểu diễn ở bất kỳ vị trí nào.

"Khi đã có tư duy logic thì phải tính toán đến tính chất bền vững sự phát triển của không gian đó, chứ không phải là nhất thời. Tôi cho rằng vị trí xây Nhà hát các dân tộc Việt Nam cần tính toán kỹ", ông Cường nói thêm.

Trước đó, chiều 26.5, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, thực hiện nghị quyết của Chính phủ, cơ quan này đã làm việc với các đơn vị liên quan để nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam.

Theo ông, hiện chưa có ý tưởng cụ thể về Nhà hát các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trước mắt, Bộ tập trung tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà hát này.

Theo Bộ trưởng, vị trí được lựa chọn xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chí như có giá trị dấu ấn, kết nối để tạo ra một quần thể văn hoá.

Căn cứ vào các tiêu chí này, Bộ đang nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở phía sau Nhà hát Lớn.

“Nếu nhà hát được xây dựng ở vị trí đề xuất sẽ tạo ra dấu ấn riêng, thu hút khách du lịch", ông Hùng cho hay. Bên cạnh đó, khách đến Hà Nội còn có địa điểm để thưởng ngoạn, giao lưu. Như vậy, có thể giúp kinh tế của Hà Nội phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói thêm.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc lựa chọn khu đất phía sau Nhà hát Lớn để xây dựng Nhà văn hoá các dân tộc gặp khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng.

Trước đó, tháng 2.2023, Chính phủ giao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, báo cáo về chủ trương xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam xứng tầm, hiện đại, trở thành điểm du lịch, quảng bá hình ảnh các dân tộc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm
Người đàn ông Thái Bình suýt rút hết tiết kiệm sau cuộc gọi của công an dởm

Người đàn ông Thái Bình suýt rút hết tiết kiệm sau cuộc gọi của công an dởm

12:30 08/05/2023

Sau khi nghe cuộc điện thoại của đối tượng tự xưng là công an nói mình vướng vào đường dây tội phạm, một người đàn ông ở TP. Thái Bình...

Cơ hội nào cho lao động nữ lớn tuổi mất việc ở TPHCM?

Cơ hội nào cho lao động nữ lớn tuổi mất việc ở TPHCM?

11:40 11/03/2024

Tại TPHCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung niên như các dịch vụ tìm người nuôi người bệnh, tìm người giúp việc nhà, live stream bán hàng…

Nga cải tiến 'lão tướng' thời Liên Xô thành tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới

Nga cải tiến 'lão tướng' thời Liên Xô thành tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới

16:30 03/05/2023

Hạm đội tàu chiến mặt nước của Hải quân Nga bị thu hẹp nhanh chóng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chỉ còn 3 tàu tuần dương và 11 tàu khu trục hiện đang phục vụ. Lúc cao điểm từng có tới 37 tàu tuần dương và 52 tàu khu trục trong biên chế. Nhiều lí do dẫn đến tình trạng này. Trước hết là kết quả của sự sụt giảm mạnh về cả GDP và chi tiêu quốc phòng so với thời kỳ Xô Viết. Bên cạnh đó, hải quân Nga tập trung nhiều hơn vào tàu ngầm, hệ thống...

Khả năng bùng phát dịch tay chân miệng ở phía Nam: Khẩn cấp ngăn chặn

Khả năng bùng phát dịch tay chân miệng ở phía Nam: Khẩn cấp ngăn chặn

07:50 24/06/2023

TP - Số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ đang gia tăng nhanh ở các tỉnh thành phía Nam và có nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng. Trước tình hình trên, ngày 23/6, tại TPHCM, lãnh đạo Bộ Y tế đã họp khẩn trực tuyến với các địa phương để lên phương án ngăn chặn dịch.

Cục Kiểm ngư: Bảo kê, tranh chấp ngư trường khiến ngư dân bức xúc

Cục Kiểm ngư: Bảo kê, tranh chấp ngư trường khiến ngư dân bức xúc

15:00 09/01/2024

Truyền hình đưa thông tin ở vùng biển Tây Nam Bộ có hiện tượng bảo kê, tranh chấp ngư trường đánh cá, dùng cả bom xăng, súng tự chế.

Chảy máu tài nguyên quốc gia, ai chịu trách nhiệm?

Chảy máu tài nguyên quốc gia, ai chịu trách nhiệm?

09:10 02/07/2023

Chính vì vậy, loạt bài điều tra 'Buôn bán ngầm đất hiếm' trên Tuổi Trẻ có rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, cùng truy trách nhiệm của cá nhân, cơ quan để xảy ra nạn chảy máu tài nguyên quốc gia.

Cận cảnh pho tượng Quán thế âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam

Cận cảnh pho tượng Quán thế âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam

07:50 08/11/2023

Tượng Quán thế âm làm bằng đá thời Lê Sơ, ở chùa Cung Kiệm, xã Nhân Hòa, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có niên đại từ năm 1449, được Thủ tướng ký quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia ngày 30/1/2023. Đây là hiện vật gốc, chất liệu đá mang tính độc bản duy nhất thời Lê Sơ còn sót lại. Tượng được tạo tác trong tư thế ngồi tọa thiền bán kiết già, đầu đội mũ thiên quan, khoác áo thiên y, anh lạc đeo trước ngực hình hoa mai chín cánh. Pho tượng có kết...

Đề nghị truy tố cựu hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai

Đề nghị truy tố cựu hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai

16:10 15/04/2024

Cựu hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai Trần Minh Hùng bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

75 năm tồn tại, NATO mạnh đến mức nào?

75 năm tồn tại, NATO mạnh đến mức nào?

09:00 05/04/2024

Ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 31 của NATO. Sự xuất hiện của cường quốc Bắc Âu này sẽ mang lại cho NATO một lực lượng quân sự được đào tạo bài bản và trang bị tốt. Các nhà phân tích cho rằng Phần Lan sẽ tăng gấp đôi chiều dài biên giới giữa các nước NATO và Nga, đồng thời sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc hội nhập các lực lượng quân sự của NATO và hình thành một vòng vây răn đe chiến lược gây áp lực cho Moskva từ...

Co loi xay ra
Co loi xay ra