TPO - “Các vụ án tham nhũng lớn, đối tượng cầm đầu mặc dù được ngăn chặn kịp thời, nhưng vẫn còn lọt lưới những con cá to trốn khỏi đất nước chưa bắt giữ được, gây khó khăn cho công tác tố tụng", đại biểu Quốc hội nêu.
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của TANDTC, Viện KSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật đánh giá, năm 2023 tình hình kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, tội phạm nổi lên hoạt động làm phức tạp thêm, nhưng với sự quyết tâm của Chính phủ, các ngành tư pháp đã triển khai toàn diện các biện pháp phòng, chống đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tiền Phong Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật 1 |
Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật |
Tuy nhiên theo đại biểu, các loại tội phạm có loại giảm không nhiều, có nhiều loại lại tăng, nhất là tài sản bị thiệt hại tăng hơn 450%. Thậm chí có loại tội phạm phát sinh mới, như bắt cóc trẻ em ở nhà trẻ đòi tiền chuộc, gây tâm lý lo sợ cho phụ huynh; hay tội phạm trong hoạt động đăng kiểm, đào tạo, sát hạch lái xe; đã xuất hiện băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức với nhiều đối tượng tham gia để in ấn mua bán bằng cấp giấy tờ giả ở nhiều địa phương, vụ vận chuyển 11 kg ma tuý được giấu trong tuýp kem đánh răng... là hiện tượng bất thường, thể hiện sự hạn chế nhất định trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm trên một số lĩnh vực.
Cùng với đó, ông Hòa cũng kể ra một số vụ việc nổi cộm như: vụ khủng bố có vũ trang xảy ra ở tỉnh Đắk Lắk. “Đây là vụ điển hình cho sự lơ là, mất cảnh giác của cán bộ ở cơ sở và tranh chấp đất đai ở nơi đây, gây dư luận xã hội không tốt”, theo ông Hòa, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự ở những nơi được “chấm điểm” phức tạp.
Gần đây nhất là vụ Vạn Thịnh Phát, các tội phạm thực hiện hành vi làm khống cả ngàn hồ sơ để vay chiếm dụng trên 1 triệu tỷ đồng của ngân hàng SCB, trong đó có trên 500 nghìn tỷ tiền gửi của người dân, thậm chí Trưởng đoàn thanh tra của Ngân hàng nhận hối lộ 5,2 triệu USD.
“Có thể nói đây là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay và vụ án này có số lượng tiền bị chiếm dụng, có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất”, ông Hòa cho hay.
Trông chờ vào việc thu hồi tài sản
Cũng theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, vụ Vạn Thịnh Phát có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, còn những tảng băng khác chưa bị vỡ? “Người dân rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản của các đối tượng trong vụ án này”, ông nói.
Ngoài ra, theo đại biểu, dư luận cũng đặt vấn đề: Có hay không sự bắt tay giữa một số ngân hàng với các công ty bảo hiểm, giao cho nhân viên ngân hàng tư vấn khách hàng sai sự thật nhằm mục đích chuyển từ tiền gửi sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư. Hậu quả là có cả nghìn người gửi đơn khiếu nại, làm giảm lòng tin người dân vào hệ thống ngân hàng và hoạt động bảo hiểm.
Đặc biệt theo ông, trong năm, tội phạm tham nhũng, chức vụ tăng hơn 51% số vụ, số người tăng hơn 96%, trong đó tội nhận hối lộ tăng 346%. “Điều này cho thấy công tác phòng chống tham nhũng rất quyết liệt, phát hiện đến đâu sẽ xử lý đến đó, không vùng cấm, không ngoại lệ”, ông Hòa cho hay.
Xuất phát từ những vấn đề trên, Ủy viên Ủy ban Pháp luật mong Chính phủ, các ngành chức năng có đánh giá thật kỹ, khách quan, cầu thị về những thực trạng trên, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hữu hiệu, lấy lại lòng tin với người dân, nhất là các vụ án nghiêm trọng.
“Các vụ án tham nhũng lớn, đối tượng cầm đầu mặc dù được ngăn chặn kịp thời, nhưng vẫn còn lọt lưới những con cá to trốn khỏi đất nước chưa bắt giữ được, gây khó khăn cho công tác tố tụng. Tài sản tham nhũng được thu hồi cao hơn cùng kỳ, nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng", ông nói.
"Các văn bản ban hành của cấp thẩm quyền về nêu gương, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với công việc của mình, cũng như quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, là tín hiệu mừng, nhân dân rất đồng tình ủng hộ. Tin rằng thời gian tới có sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tội phạm trên tất cả các lĩnh vực”, ông Hòa cho hay.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành kết luận thanh tra số 01/KL-UBND về việc thanh tra toàn diện dự án khu dân cư Tân Thịnh, tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom.
Người nước ngoài xử lý ra sao khi kênh rạch, sông ngòi cũng bị ô nhiễm do xả rác?
10h sáng nay, các đoàn tàu Bắc Nam có thể chạy qua Thừa Thiên Huế với tốc độ 5 km/h sau khi nước rút, nhiều đoạn ray đang được gia cố.
Sáng 24-7, phiên tòa xét xử 254 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm tiếp tục phần xét hỏi.
Nhiều tảng đá lớn từ trên núi lăn xuống quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mộc Châu đè vào hai ôtô, chiều 22/9.
Trường Hà Nội Toronto tổ chức ngày hội thông tin với chủ đề Hành trình vững bước tương lai giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn về môi trường giáo dục và tạo cơ hội trải nghiệm các lớp học theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phòng CSGT Công an TP Hà Nội vừa công bố danh sách 406 xe ô tô vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/9 đến ngày 30/9 được ghi nhận qua camera giám sát trên các tuyến đường tại Thủ đô. Để biết thông tin phạt nguội, người dân có thể tra cứu qua Cổng thông tin điện tử của Cục CSGT, địa chỉ https://www.csgt.vn. Người dân cần điền đầy đủ biển kiểm soát phương tiện vào phần 'Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua...
TPHCM - Đến hơn 11h ngày 7.9, Đội CSGT quận Phú Nhuận đang phong tỏa hiện trường , điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến một bà cụ 70...
Thông tin mới nhất vụ người dân xã Chí Minh (xã Tứ Xuyên cũ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) 13 năm mòn mỏi đợi cấp “sổ đỏ” tại khu tái định cư sau khi nhường đất cho dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, mới đây, UBND huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đã có báo cáo, thông tin về vụ việc. Theo UBND huyện Tứ Kỳ, việc thực hiện giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn xã Tứ Xuyên cũ (nay là xã Chí Minh) của huyện này được triển khai...