Ông Hồ Anh Sơn ban đầu bị khởi tố 3 tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ Việt Á.
Ông Hồ Anh Sơn, cựu thượng tá quân đội, cựu Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y trong phiên toà ngày 27.12 tới đây sẽ bị xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến sai phạm tại Công ty Việt Á, Học viện Quân y.
Theo cáo trạng, ngày 15.2.2022, ông Hồ Anh Sơn bị Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố về các tội "Tham ô tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Đến ngày 28.2.2023, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã thay đổi quyết định, khởi tố bị can Hồ Anh Sơn từ tội "Tham ô tài sản" sang tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (tội Tham ô tài sản có khung hình phạt lên tới tử hình, tội còn lại mức án cao nhất là 15 năm).
Tiếp đó, ngày 30.5.2023, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã ra quyết định bổ sung, khởi tố bị can Hồ Anh Sơn về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Tuy nhiên, đến ngày 19.10.2023, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã đình chỉ điều tra bị can đối với Hồ Anh Sơn về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo hồ sơ vụ án, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển khoản 18,98 tỉ đồng cho Học viện Quân y thực hiện đề tài nghiên cứu phát triển kit chẩn đoán viêm phổi do virus corona.
Theo quy định, số tiền trên để Học viện Quân y chi trả công lao động là 3,8 tỉ đồng, mua nguyên vật liệu, năng lượng là 14,75 tỉ đồng, chi khác là 430 triệu đồng.
Học viện Quân y đã ký với Công ty Việt Á về việc bàn giao vật tư, sinh phẩm, hoá chất trị giá 9,8 tỉ đồng và 1 tỉ tiền công để doanh nghiệp này chế tạo 1.000 test RT-PCR và 1.900 test RT-PCR sàng lọc, phát hiện chủng 2019-nCoV.
Học viện Quân y trực tiếp sử dụng 8,18 tỉ đồng (gồm 2,8 tỉ đồng chi trả công lao động, khoản chuyên môn; 5,38 tỉ đồng mua nguyên liệu, vật liệu và chi khác).
Theo cáo trạng, Học viện Quân y ký hợp đồng với 10 cán bộ có chuyên môn thuộc học viện và 2 người bên ngoài đơn vị. Học viện Quân y đã chuyển gần 2,8 tỉ đồng cho 12 người này.
Tuy nhiên, chỉ có Hồ Anh Sơn, Hoàng Xuân Sử, Đinh Thị Thu Hằng trực tiếp nghiên cứu đề tài. Những người còn lại, Hồ Anh Sơn nhờ ký giúp hợp đồng.
Do tin tưởng, tất cả những người còn lại đã ký, nhận tiền và chuyển khoản lại toàn bộ số tiền đã nhận cho Hồ Anh Sơn. Sơn đã chi cho Sử 225 triệu, Hằng 150 triệu đồng.
Số tiền còn lại Sơn dùng để sửa máy móc phục vụ nghiên cứu, mua tạm ứng sinh phẩm hoá chất, đóng thuế thu nhập cá nhân đối với các thành viên ký hợp đồng, cùng bồi dưỡng sinh viên thực tập trong quá trình hỗ trợ làm thí nghiệm.
Về khoản tiền hơn 4,5 tỉ đồng, Học viện Quân y ký hợp đồng mua nguyên vật liệu, hoá chất với một công ty. Tuy nhiên, quá trình mua bán, Hồ Anh Sơn không có sổ sách ghi chép, dẫn đến không theo dõi được số nguyên vật liệu đã mua, sử dụng.
Cáo trạng cáo buộc, Hồ Anh Sơn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vụ lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hồ Anh Sơn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại số tiền Học viện Quân y trực tiếp được giao là gần 7,7 tỉ đồng (trong tổng số thiệt hại của Đề tài là hơn 18,4 tỉ đồng).
Hành vi của Hồ Anh Sơn đã phạm vào tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Các sai phạm liên quan đến việc để Việt Á cùng tham gia nghiên cứu Đề tài; để công ty này sản xuất kit test không sử dụng quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y...
Về lý do không xử lý Hồ Anh Sơn về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", cáo trạng cho rằng, cựu thượng tá này không phải là người quyết định trong việc mua kit, không biết việc Học viện Quân y làm các hồ sơ hợp thức chỉ định thầu để thanh toán cho Việt Á...
"Do có sự thay đổi của chính sách, pháp luật nên hành vi của Hồ Anh Sơn không còn nguy hiểm cho xã hội", cáo trạng nêu lý do đình chỉ điều tra bị can về hành vi liên quan đến đấu thầu.
Gần đây, dãy số 8386 xuất hiện nhan nhản trên các nền tảng mạng xã hội, trở thành một hiện tượng thu hút sự chú ý. Hàng loạt bài viết, video có nội dung liên quan đến dãy số 8386 với các hashtag như: #8386, #8386 mãi đỉnh... Vậy dãy số 8386 có ý nghĩa gì mà khiến dân mạng đua nhau nhắc đến? 8386 là gì? Theo lý giải mà nhiều người đưa ra, số 8 trong tiếng Trung Quốc có âm đọc gần giống với chữ 'phát'. Tương tự, số 3 có cách phát âm gần với 'tài',...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc học tập và làm theo Bác cần luôn luôn được đổi mới để trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi người và toàn xã hội, một nhu cầu văn hóa đầy tính nhân văn.
Sau khi đâm thuyền viên tử vong, Nguyễn Quốc Hùng theo một ghe đánh ốc trên vùng biển Mũi Né và ít vào bờ trong thời gian nghỉ. Khi công an ập lên thuyền để khống chế và bắt giữ, đối tượng này vô cùng bất ngờ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi đề xuất sửa chữa, cải tạo hồ chứa nước trên miệng núi lửa Thới Lới để cung cấp nước sinh hoạt cho toàn đảo Lý Sơn thay vì phục vụ sản xuất như lâu nay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở Bangladesh, mỗi người dù ở vị trí nào, cũng luôn hướng về Tổ quốc, chăm...
Tin tức đáng chú ý: 9 quận huyện của TP.HCM không còn hộ nghèo đa chiều; Xử lý nghiêm cơ sở thẩm mỹ vi phạm; Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 100 cơ sở giáo dục hàng đầu châu Á về tiêu chí Mức độ ảnh hưởng...
Nam giới đóng BHXH từ đủ 15 đến dưới 20 năm, bắt đầu lĩnh lương hưu giai đoạn 1/7/2025-31/12/2029 có thể được điều chỉnh mức hưởng để thu hẹp khoảng cách với nữ.
TP - Chỉ tiêu tuyển sinh gần bằng số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, vào đại học (ĐH) chưa bao giờ dễ đến thế. Việc các trường ĐH chạy đua tuyển sinh để có kinh phí tồn tại đang gây ra rất nhiều hậu quả mà những người làm chính sách phải đánh giá được để có điều chỉnh hợp lý.
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ (Gia Lai) và Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk vừa diễn ra Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia.