Chỉ tính riêng những vụ cuộn thép rơi được báo chí đồng loạt đăng tải thì đây là trường hợp thứ tư trong hơn 3 tháng qua. Trong sự số xảy ra chiều 23/1, tại (thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương), 3 cuộn thép nặng hàng chục tấn rơi sau cú phanh gấp của chiếc xe đầu kéo đã đè bẹp chiếc xe máy đang chở hai thanh niên, may họ kịp nhảy ra, thoát chết.
Cú rơi của 3 cuộn kim loại tại nút giao Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) đêm 19/2 làm vỡ đầu chiếc ô tô đang dừng đèn đỏ. Còn trong vụ việc xảy ra tại Quốc lộ 10, Hải Phòng chiều 23/3, có 3 ô tô con bị va trúng và hư hỏng.
Trước đó, từng có người chết thảm thương do hàng chục khối bê tông ép cọc rơi khỏi rơ moóc xuống đường gom dân sinh ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Bi kịch xảy ra chiều 6/12/2021. Dưới sức đè của những khối bê tông nặng đến 4 tấn, cả chiếc xe máy và người thanh niên 27 tuổi đều bị vùi lấp và không còn nguyên vẹn.
Chuyện những khối kim loại, bê tông nặng cả tấn rơi từ thùng xe, rơ-moóc xuống đường xảy ra nhiều quá nên bị xem là bình thường rồi chăng? Những lúc như vậy, người dân đi đường dựng tóc gáy, người đọc tin cũng lạnh cả người vì sợ, nhưng cơ quan chức năng dường như im hơi lặng tiếng. Có vẻ như chuyện này không đủ “nóng” để trở thành vấn đề ưu tiên?
Những người có trách nhiệm liệu có thấy “nhột” khi đọc bình luận này dưới thông tin cuộn thép rơi gây tai nạn: “Vấn nạn muôn thuở không hồi kết, chúng ta phải tự bảo vệ chính mình bằng cách không bao giờ chạy gần các container chở các cuộn thép…”.
Ý nghĩ chỉ trông vào việc tự bảo vệ của người dân này có lẽ nảy sinh một cách tự nhiên khi vấn nạn cuộn thép rơi xuống đường cứ diễn ra hết lần này đến lần khác. Nếu các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ, gắt gao thì làm sao những chiếc xe chưa đáp ứng tiêu chuẩn về sắp xếp hàng hóa có thể ra đường, để sự cố xuất hiện thường xuyên như vậy!
Để những khối vật liệu nặng như cuộn thép, ống cống, trụ bê tông… trên các xe đầu kéo không đe dọa tính mạng người dân trên đường, sự bảo vệ lớn nhất phải đến từ cơ quan chức năng. Nhưng họ đã làm được những gì?
Trước đây, sự lạc hậu của các quy định tại Thông tư 35/2013 của Bộ Giao thông Vận tải (quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ) được nêu như một lý do dẫn đến quản lý yếu kém. Người dân chờ đợi quy định mới chặt chẽ hơn được xây dựng.
Và cuối năm ngoái, Thông tư 41/2023 được ban hành, quy định rõ ràng, hướng dẫn chi tiết cách sắp xếp từng loại hàng hóa và các phương tiện, thiết bị cần dùng, về trách nhiệm các bên liên quan… Văn bản này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2024. Đã có ít nhất 3 vụ cuộn thép rơi gây táng đảm kinh hồn xảy ra sau thời điểm đó.
Vậy thì các cơ quan chức năng đã và đang làm điều gì hữu hiệu để ngăn chặn những cú rơi tử thần này? Đã có quy định mới rồi thì sao?
Xây dựng và ban hành một thông tư là cả quá trình dài, lẽ nào không có sự chuẩn bị song song để khi văn bản có hiệu lực thì lập tức có thể thực sự đi vào cuộc sống, bằng các động thái cụ thể và mạnh mẽ, quyết liệt?
Điều 9 và 10 của Thông tư 41/2023 nêu trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam là chủ trì tổ chức triển khai thực hiện, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định của thông tư này theo thẩm quyền; Sở Giao thông vận tải cũng có trách nhiệm tương tự tại địa phương.
Vậy các cơ quan trên phải chịu trách nhiệm thế nào trong các vụ cuộn thép rơi mới xảy ra? Phải có thêm bao nhiêu tai nạn tương tự, bao nhiêu nạn nhân nữa thì họ mới thực sự coi đây là vấn đề nghiêm trọng cần xử lý triệu để ngay lập tức?
Xin đừng tiếp tục thờ ơ hay xem nhẹ, vì đây chính là vấn đề sinh mạng con người.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy chia sẻ ý kiến ở box bình luận bên dưới.
Dự án nút giao thông Ngọc Hội đã đi vào hoạt động nhánh N1, N2, N3 và vòng xuyến. Riêng nhánh N4 cuối cùng, tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP Hà Nội dự kiến sẽ công bố phương án hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở quận...
Từ phản ánh của người dân, chính quyền đã xử phạt và dừng hoạt động trại heo gây hôi thối ra khu dân cư ở Gia Lai.
Thanh Hóa - Khi quan sát chiếc xe taxi đến đổ xăng, nhân viên cây xăng đã phát hiện phạm nhân trốn khỏi trại giam đang ngồi trong xe, ngay...
Công an Đồng Nai cho biết đã thu giữ hàng trăm cờ ba sọc, vô hiệu hóa ý đồ khủng bố của nhóm đối tượng trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua.
Ngày 24-2, Công an huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã tạm giữ hình sự tám nghi phạm chuyên trộm cắp dây cáp điện ngầm, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng tỉ đồng.
Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn là dịp làm sâu sắc hơn các giá trị lịch sử và truyền thống, giáo dục lý tưởng cách mạng, hun đúc ý chí tự hào, tự tôn dân tộc.
Ông Du, hiệu trưởng một trường tiểu học ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc lừa tiền hơn 10 phụ huynh học sinh bằng cách nói dối rằng mình có cách giúp con họ đỗ vào những trường danh tiếng. Số tiền ông ta chiếm đoạt của 10 người này là hơn 4 triệu nhân dân tệ. Tòa án Nhân dân quận Yanta của Tây An mới đây công bố 'lệnh cấm làm việc' đầu tiên ở thành phố này nhằm trừng phạt hiệu trưởng Du. Vì nghiện cờ bạc và nợ số tiền khổng lồ, Du...
Theo quyết định của Tỉnh ủy Nghệ An, Thượng tá Phạm Vũ Cường – Phó Giám đốc Công an tỉnh được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.