Tờ Bangkok Post dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Ittiporn Boonpracong cho biết, cuộc bầu cử lần này nhằm "thể hiện sức mạnh của bầu cử sạch, không mua bán phiếu bầu".
Mỗi cử tri đủ điều kiện sẽ bỏ hai lá phiếu - một lá phiếu bầu nghị sĩ quốc hội và một lá phiếu bầu chọn đảng lãnh đạo đất nước.
Các nhà quan sát cho biết, cử tri Thái Lan sẽ lựa chọn giữa sự lãnh đạo của giới thượng lưu hoặc sự lãnh đạo của những người trao quyền cho công dân và giúp đỡ những người sống trong nghèo đói.
Thủ tướng đương nhiệm Prayut Chan-o-cha kêu gọi cử tri chọn đảng Quốc gia Thái Thống nhất (UTN) để ông có thể tiếp tục công việc từ năm 2014, khi ông lật đổ chính quyền đảng Pheu Thai trong một cuộc đảo chính.
Đảng đối lập chính Pheu Thai - ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử - đang tìm cách trở lại nắm quyền và hứa hẹn sẽ vực dậy nền kinh tế và sinh kế bằng một loạt chính sách tăng lương và kích thích nền kinh tế, bao gồm quà tặng 10.000 baht (gần 7 triệu đồng) được gửi vào ví điện tử của mọi người Thái từ 16 tuổi trở lên.
“Chúng tôi đang ở giai đoạn quan trọng. Nếu nhìn vào tất cả các dữ liệu kinh tế, chúng tôi không thể chờ đợi thêm nữa. Chúng tôi cần một chính phủ thống nhất, một chính phủ có thể làm việc ngay lập tức” - một trong những ứng cử viên Thủ tướng của đảng Pheu Thai, ông Srettha Thavisin, 60 tuổi, nói với tờ The Straits Times.
Cựu trùm bất động sản là một trong ba ứng cử viên được đảng Pheu Thai đề cử tranh chức thủ tướng. Hai người còn lại là Chaikasem Nitisiri, 74 tuổi và Paetongtarn Shinawatra, 36 tuổi, con gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Đảng Pheu Thai kêu gọi cử tri ủng hộ để đảng này giành chiến thắng “long trời lở đất”. Để thành lập chính phủ, một đảng hoặc một nhóm đảng sẽ cần giành được ít nhất 251 trong số 500 ghế Hạ viện.
Để trở thành Thủ tướng, một ứng cử viên phải giành được hơn một nửa sự ủng hộ của Quốc hội, bao gồm 500 nghị sĩ Hạ viện được bầu và 250 nghị sĩ Thượng viện do chính quyền bổ nhiệm.
Mặc dù các đảng liên kết với cựu Thủ tướng Thaksin đã giành được nhiều ghế nhất trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001, nhà phân tích chính trị, tiến sĩ Punchada Sirivunnabood cho biết, đảng Pheu Thai sẽ khó đạt được mục tiêu giành chiến thắng áp đảo và thành lập chính phủ một đảng. Bà chỉ ra, nhiều khả năng kết quả sẽ đòi hỏi phải thành lập một chính phủ liên minh.
Đảng Pheu Thai không chỉ đối đầu với các nhóm bảo thủ như đảng Bhumjaithai, Palang Pracharath và UTN, mà cũng đang tranh cử với đồng minh đối lập Move Forward (MFP).
Đảng MFP tiến bộ đã giành được đông đảo sự ủng hộ của cử tri và một số cuộc khảo sát công khai cho thấy, tỉ lệ tín nhiệm của lãnh đạo MFP, ông Pita Limjaroenrat, hiện đã vượt qua ứng viên hàng đầu của đảng Pheu Thai, bà Paetongtarn, để trở thành ứng cử viên được công chúng ưa chuộng cho chức thủ tướng.
Trong số các cam kết trong chiến dịch tranh cử của MFP có việc chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc, phá bỏ các công ty độc quyền lớn đang thống trị nền kinh tế và viết lại Hiến pháp do quân đội hậu thuẫn.
Nhưng các phe bảo thủ đã nắm lấy điều này khi vận động tranh cử, đáng chú ý nhất là đảng UTN của ông Prayut, đang cảnh báo cử tri rằng họ phải bảo vệ trật tự xã hội hiện có.
"Tôi ước biến vùng đất này thành vùng đất của hòa bình, an toàn và mọi người sống hòa thuận. Chúng tôi không muốn sự thay đổi làm đảo lộn quốc gia” - Thủ tướng Prayut nói với những người ủng hộ hôm 12.5.
Tiến sĩ Punchada nhận định, mặc dù UTN đang tụt lại phía sau trong các cuộc thăm dò, nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ lớn từ các thế hệ cũ.
Bà cảnh báo, kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 14.5 sẽ không phải là dấu chấm hết cho cuộc chiến chính trị và có thể mất vài tuần hoặc vài tháng trước khi kết quả chính thức được công bố và chính phủ cũng như thủ tướng được xác nhận.
Sau các cuộc bỏ phiếu, tùy thuộc vào kết quả đạt được, các đảng sẽ bắt đầu đàm phán về vai trò và ghế trong chính phủ liên minh tương lai.
Ủy ban toàn quốc Đảng Cộng hòa (Mỹ) đăng nhầm ảnh TP.HCM trên giao diện website đại hội đảng này, thay vì ảnh bang Milwaukee, nơi sẽ tổ chức sự kiện.
Cuộc bạo loạn của công ty quân sự tư nhân Wagner bị dập tắt trong chưa đầy 24 giờ nhưng các yếu tố chính trị và quân sự đằng sau đó vẫn âm ỉ.
Kết quả điều tra sơ bộ đã chỉ ra nguyên nhân khiến 1 người chết và hàng chục hành khách bị thương, khi máy bay Singapore Airlines đi vào vùng nhiễu động không khí.
Dòng người trở về TP.HCM sau kỳ nghỉ lễ khiến nhiều đoạn đường kẹt xe.
Bán đảo Triều Tiên lại nóng lên sau khi Bình Nhưỡng phóng nhiều tên lửa hình trình sáng nay 2-2, là vụ phóng tên lửa thứ tư trong một tuần qua.
Sáng 22.4, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực...
Liên quan đến vụ nổ Nord Stream , dường như đã có một thỏa thuận bí mật giữa Ukraina và Ba Lan.
Hiệp hội phóng viên nước ngoài của Philippines (FOCAP) bác bỏ và lên án tuyên bố của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh nói Manila đưa nhà báo lên tàu ở Biển Đông để ngụy tạo các video nhằm khiến mình trông giống nạn nhân.
Chính quyền của Tổng thống Biden đã thúc giục Tòa án Tối cao nước này ngăn chặn phán quyết đã vô hiệu hóa các quy định về 'súng ma' - loại súng được bán trên toàn quốc dưới dạng bộ phận tự lắp ráp