TP.HCM hiện có hơn 21.000 căn nhà ven kênh rạch. Nơi đó, người dân sống trong những căn nhà tạm bợ, chật chội vài chục mét vuông. Nhiều người mong muốn tìm được nơi ở mới để ổn định cuộc sống.
TP.HCM hiện có hơn 21.000 căn nhà ven kênh rạch. Rất nhiều trong số đó là những căn nhà tạm bợ, chật chội và nhếch nhác. Người dân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và mong muốn có nơi ở mới để an cư.
Đi sâu vào con hẻm 263, đường Nguyễn Duy, quận 8 là dãy nhà mái tôn xập xệ, được cất dựng trên bờ kênh Đôi. Đã hơn 20 năm qua, gia đình ông Ngô Văn Sơn sinh sống tại đây, trong ngôi nhà hẹp với diện tích 25m2.
Căn nhà hiện tại của gia đình ông Sơn được dựng tạm bợ bằng những cây gỗ nhỏ, mái tôn cũ, mục.
“Trong căn nhà chật hẹp, các con tôi chia nhau không gian sinh hoạt. Buổi sáng, con gái lớn của tôi đi làm khi đứa em còn chưa dậy. Đến tối, thằng út chạy xe ôm, trả lại không gian sinh hoạt cho chị nó”, ông Quốc tâm sự.
Cách đó không xa, căn nhà tập thể (số 239 Nguyễn Duy, quận 8) của ông Huỳnh Văn Đức từng là nơi sinh sống của hơn 10 người. Căn nhà “siêu chật” của ông chỉ 20m2, việc đi lại, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình ông gặp nhiều khó khăn.
Ông Đức vẫn chưa hết buồn vì người con trai lớn đã chuyển sang ở trọ vì không chịu được không gian sinh hoạt chật hẹp tại nhà. Rồi những người thân khác trong gia đình ông Đức cũng lần lượt chuyển ra ngoài sống.
“Các gia đình khác cũng chuyển đi nơi khác sinh sống. Nhiều năm trước, ở đây có hàng chục hộ dân, bây giờ chỉ còn vài hộ. Điều kiện sống khó khăn, xóm nhà này chắc sẽ ngày càng hoang vắng vì không còn nhiều người ở”, ông Đức trầm ngâm nói.
Gần đó là khu nhà bà Châu Kim Anh (số 243 Nguyễn Duy, quận 8) có ba hộ ở liền kề, gồm gia đình bà Anh và gia đình hai chị em của bà, tổng cộng 11 người. Gọi là khu nhà nhưng thật sự diện tích chưa đến 100m2, nơi cả ba gia đình cùng nhau chia ra để sinh hoạt.
“Mọi việc đều rất bất tiện, phải chen chúc nhau khi sinh hoạt. Những căn gác ở đây vừa là nơi ngủ nghỉ của nhiều người, vừa là nơi để vật dụng”, bà Anh nói.
Để đi lại trong khu nhà, các thành viên phải luồn lách qua con hẻm rộng chưa tới 1m, nơi có những mảng tôn cũ kỹ nhô ra, dựng san sát nhau, dễ gây thương tích nếu có chút sơ ý.
Tại con rạch Xuyên Tâm, gia đình bà Dương Thị Mỹ Chi sống trong căn nhà thuê tạm bợ ven rạch, chưa đến 20m2. Mới về ở, bà còn chưa kịp làm quen với cuộc sống trong căn nhà trọ mới thì đã phải lo đi tìm nơi ở khác. Chủ nhà thông báo lấy lại để tháo dỡ, trước khi bàn giao lại cho cơ quan chức năng nạo vét, cải tạo kênh.
“Khó khăn lắm tôi mới tìm được một căn nhà có giá thuê hợp lý. Cả gia đình dọn vào chưa đầy 1 tháng mà giờ phải tìm nơi ở mới. Bây giờ rất khó để tìm được một nơi ở vừa an toàn, vừa có giá thuê hợp lý, 3 triệu đồng/tháng như vầy”, bà Chi bộc bạch.
Những tháng mùa mưa này, gia đình ông Sơn (quận 8) sống trong cảnh “chạy mưa, tránh triều cường”. Nhiều năm ông chưa sửa nhà nên mái tôn đã thấm dột.
Mưa lớn hay triều cường dâng cao thì nền nhà ngập nặng, các thành viên trong gia đình gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Không ít lần, gia đình ông phải đi ở nhờ nhà người quen lúc mưa to gió lớn.
“Mùa mưa thì ngập nặng. Mùa nắng, nước kênh Đôi cạn đi, chúng tôi lại có nỗi lo khác. Đó là mùi hôi thối bốc lên từ dòng nước kênh Đôi đen kịt, ban ngày nhiều ruồi, ban đêm lắm muỗi”, ông Sơn buồn kể.
Vài năm trước, con gái lớn của ông đã rơi xuống kênh vào giữa đêm do trượt ngã. May mắn được phát hiện và cứu kịp thời.
Chuyển đến nơi ở khác có điều kiện sống tốt và an toàn hơn là niềm mong mỏi của nhiều người dân sống ven kênh rạch ở TP.HCM.
Tuy nhiên, theo tâm sự của bà Chung Thị Kim Thủy (hẻm 411, đường Nguyễn Duy, phường 9, quận 8), mong muốn là một chuyện nhưng chuyện được đi khỏi nơi này hay không không phải là điều dễ dàng, nhất là đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Căn nhà vỏn vẹn 15m2 của gia đình bà Thủy nằm ven kênh Đôi, là nơi sinh sống của bà và ba người con.
Chồng bà đã mất vì bệnh tiểu đường. Bản thân bà Thủy cũng đang điều trị cùng lúc ba căn bệnh khác nhau.
Bà Thủy phải dùng đến cụm từ “xếp như cá mòi” để miêu tả về chỗ ngủ của bà và ba người con. Mọi vật dụng phải treo chi chít trên vách để dành phần diện tích sàn làm chỗ ngủ.
Bà Thủy cho biết căn nhà là tài sản của cha mẹ để lại. Đây cũng là nơi bà Thủy sống từ thời thơ ấu, có quá nhiều kỷ niệm đối với bà.
“Nếu căn nhà quá xuống cấp, rất có thể chúng tôi sẽ rời đi để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vấn đề là đến đâu để có thể an cư, và tốn bao nhiêu tiền cho việc chuyển nhà, rồi làm nghề gì để sống… là điều tôi rất trăn trở”, bà Thủy tâm sự.
Tại con hẻm 43/35A, đường Bùi Đình Túy, phường 12, quận Bình Thạnh, bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ đang sửa soạn đồ để lên Bệnh viện Quân Y 175 điều trị căn bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Căn bệnh đã đeo bám bà suốt 6 năm qua. Chồng bà - ông Hà Quang Huấn là thương binh. Cả hai gặp nhau tại chiến trường biên giới Tây Nam và kết hôn vào năm 1982.
Sau nhiều năm dành dụm tích góp, hai vợ chồng mua căn nhà từ một người quen. Căn nhà có diện tích 40m2, trong đó có 28m2 lấn xuống bờ rạch Xuyên Tâm.
Hơn 20 năm sống ven rạch, ông bà phải thường xuyên đóng kín cửa vì mùi hôi bốc lên từ con kênh đầy rác. Ông bà thường đốt trầm hương trong nhà để khử bớt mùi hôi.
Hơn 1 tháng trước, gia đình ông Huấn đã ký giấy di dời, sau khi đồng ý phương án bồi thường.
“Con tôi mất vì ung thư máu năm 16 tuổi. Căn nhà chính là nơi giúp tôi nhớ về những năm tháng con còn sống. Đó là điều luyến tiếc khi chúng tôi phải rời khỏi căn nhà yêu thương này”, ông Huấn ngậm ngùi.
Cũng theo ông Huấn, dù cảm xúc là như vậy, nhưng suy cho cùng đó cũng là những tháng ngày quá khứ. Ông và vợ quyết định di dời đi nơi khác vì mong muốn các con, cháu có nơi sống tốt hơn.
Nhiều căn nhà lụp xụp, ven kênh rạch ở TP.HCM
Đi sâu vào những xóm nhà "siêu chật" ven Kênh Đôi hay Rạch Xuyên Tâm, chúng tôi chứng kiến nhiều gia đình với những hoàn cảnh khác nhau.
Trò chuyện với chúng tôi, họ mong ước được bố trí tái định cư ở chỗ mới, có không gian sống tốt hơn, đảm bảo điều kiện sinh kế…, ổn định cuộc sống lâu dài.
Ngày 31/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân, TP Hà Nội cho biết đã ra Quyết định truy nã đối với Đặng Quốc Việt (SN 2002; HKTT: xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) về tội Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Kiến ThứcĐối tượng Đặng Quốc Việt.1 Theo điều tra, ngày 13/3/2022, tại nhà nghỉ trên địa bàn phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Đặng Quốc Việt đã quan hệ tình dục với cháu K. (SN 2007; trú tại Hoài Đức). Căn cứ vào...
Ngày 23.7, bà H.T.S, trú xóm Thị Tứ, xã Tân Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết, cuối tuần trước, bà đã ra tận Thanh Hóa tìm chủ nợ...
Chiều ngày 17.1, tại Trường THPT Đô Lương I, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức chương...
Ngày 21-3, Trung tâm Dịch vụ công ích TP Biên Hòa (Đồng Nai) tiếp tục tháo dỡ thêm đoạn dải phân cách trên đường 30-4 ngay nội ô trung tâm TP Biên Hòa.
Lửa bùng phát tại tầng 1 căn nhà cao 4 tầng trong Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), lực lượng chức năng địa phương phối hợp với cảnh sát kịp thời giải cứu người đàn ông mắc kẹt bên trong.
TP - Hơn 3 năm qua, sự cống hiến, hi sinh, mất mát của y bác sĩ trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 được nhìn nhận là chưa có tiền lệ trong lịch sử y tế Việt Nam. Đại dịch đi qua đã làm bộc lộ những bất cập, thách thức của hệ thống y tế nhưng cũng cho thấy bản lĩnh, ý chí, niềm tin và tình yêu nghề trong trái tim những “chiến binh áo trắng”.
Trong lúc nóng giận vì con trai bị đẩy ngã, người đàn ông đã có hành vi dìm đầu bé trai xuống bể bơi ở Hà Nội.
Nhiều vụ tai nạn thương tâm từ việc học sinh chạy xe đạp điện, xe máy đến trường, nhưng hiện nhiều cha mẹ vẫn giao xe và 'khoán trắng' cho con.
Người cầm đầu cùng đồng phạm trong nhóm cưỡng đoạt tài sản ở Đà Nẵng bị bắt giữ.